Nhà bếp không chỉ là trái tim của ngôi nhà mà còn là nơi sinh hoạt và tạo nên năng lượng cho gia đình. Trong phong thủy nhà bếp, việc bố trí và sắp xếp không gian đóng vai trò quan trọng để tạo ra sự cân bằng cho không gian sống. Cùng OneDay tìm hiểu các nguyên tắc thiết kế nhà bếp đúng phong thuỷ để “tiền vào như nước” nhé!
1. Nguyên tắc thiết kế chuẩn phong thuỷ nhà bếp
Trong việc thiết kế không gian bếp, không chỉ quan trọng về mặt thẩm mỹ và tiện ích mà còn cần chú trọng đến yếu tố phong thủy. Dưới đây là các nguyên tắc thiết kế nhà bếp theo phong thủy mang tài lộc và sức khỏe của gia chủ.
1.1. Hướng nhà bếp phong thuỷ tốt
Yếu tố then chốt đảm bảo năng lượng cân bằng phong thuỷ nhà bếp chính là hướng nhà bếp. Hướng bếp sẽ được xác định theo hướng lưng của người nấu. Gia chủ chọn thiết kế cho phòng bếp theo nguyên tắc “toạ hung hướng cát”. Tức là đặt bếp ở vị trí xấu nhưng hướng về hướng tốt. Dựa theo bát trạch, gia chủ có thể chọn xây dựng phòng bếp theo một trong 4 hướng: Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị, Sinh Khí. Trong đó, hướng tốt nhất cho phong thuỷ nhà bếp là Diên Niên.
Đồng thời, gia chủ có thể dựa vào hướng nhà để chọn được hướng phong thuỷ tốt cho không gian bếp. OneDay đã tổng hợp được các hướng tốt để thiết kế phòng bếp tương ứng với hướng nhà, như sau:
Dưới đây là bảng vị trí và hướng nhà phổ biến cùng với hướng bếp đề xuất và hướng không tốt:
Hướng Nhà | Hướng phòng bếp tốt | Hướng xấu không đặt phòng bếp |
---|---|---|
Nam | Đông hoặc Đông Nam | Bắc, Tây Bắc, Tây Nam |
Đông | Đông Nam, Bắc hoặc Nam | Tây, Tây Nam |
Đông Nam | Tây | Đông, Tây Bắc, Tây Nam |
Đông Bắc | Đông Nam | Tây, Tây Nam |
Tây | Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc | Đông, Đông Nam |
Tây Bắc | Nam hoặc Tây | Đông, Đông Nam |
Tây Nam | Đông Nam | Bắc, Đông Bắc, Đông |
Nguyên tắc 1:
– Hướng nhà bếp tốt: Diên Niên
– Chọn hướng nhà bếp tương ứng hướng chính của nhà
1.2. Vị trí đặt bếp nấu
Phong thuỷ nhà bếp rất chú trọng đến vị trí của bếp nấu. Việc chọn hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với mệnh tuổi của gia chủ có thể giúp tạo ra một không gian bếp mang lại may mắn và hòa hợp với năng lượng của người sử dụng. Gia chủ thiết kế phòng bếp cần lưu ý những nguyên tắc chọn vị trí đặt bếp sau:
- Ưu tiên đặt bếp ở vị trí góc nhà để tạo cảm giác chắc chắn, ổn định.
- Tránh đặt bếp ở góc nhọn hoặc chéo góc để tránh tạo cảm giác ngột ngạt, phong thuỷ xấu
- Không đặt bếp nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía trên bếp có cửa sổ.
- Tránh để bếp quá gần với các yếu tố Thủy như vòi nước, chậu rửa,… để đảm bảo cân bằng giữa hành Hỏa và hành Thủy.
Nguyên tắc 2: Đặt bếp hướng phong thuỷ tốt, không quá gần với các yếu tố Thuỷ
Xem thêm: Đặt Bếp Theo Phong Thủy – 5 Vị Trí Xui Xẻo Cần Tránh
1.3. Màu sắc phong thuỷ nhà bếp
Trong phong thủy nhà bếp, việc chọn màu sắc cho không gian bếp có vai trò quan trọng. Theo quy luật ngũ hành tương sinh, phòng bếp có phong thuỷ tốt khi sử dụng màu sắc hợp mệnh gia chủ. Cụ thể:
- Gia chủ mệnh Thủy: Màu trắng và các gam màu xám nhạt tạo cảm giác tươi mát và thoáng đãng cho không gian bếp. Đây là màu sắc thuộc hành Kim hỗ trợ cho sự cân bằng và hài hòa.
- Gia chủ mệnh Kim: Màu vàng, ánh kim và màu nâu đất là lựa chọn lý tưởng cho không gian bếp. Những màu này thuộc hành Kim và Thổ giúp kích thích sự giàu có và ổn định trong gia đình.
- Gia chủ mệnh Mộc: Màu xanh ngọc và xanh lá cây tương hợp hoặc các gam màu nâu đất, màu cánh gián. Nhóm màu này tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và thúc đẩy sự phát triển và tài lộc.
- Gia chủ mệnh Hỏa: Màu xanh lá cây và xanh nõn chuối là những sự lựa chọn lý tưởng. Nhóm màu thuộc hành Mộc và có khả năng sinh Hỏa giúp tăng cường năng lượng tích cực trong không gian bếp.
- Gia chủ mệnh Thổ: Màu nâu đất, màu nâu và các gam màu cà phê phù hợp để trang trí bếp. Các màu này thuộc hành Hỏa và có khả năng sinh Thổ nên giúp tạo ra một không gian ấm áp và ổn định, thúc đẩy thịnh vượng trong gia đình.
Nguyên tắc 3: Trang trí và thiết kế phòng bếp sử dụng nhóm màu sắc hợp mệnh gia chủ
1.4. Vị trí vật dụng trong nhà bếp
Trong phong thủy nhà bếp, cách sắp xếp và phân chia vị trí các đồ đạc trong bếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một không gian hài hòa. Gia chủ bố trí các khu vực chức năng cho phòng bếp cần lưu ý nguyên tắc phong thuỷ quan trọng sau:
- Bồ rửa bát, tủ lạnh,… (đồ vật có yếu tố Thuỷ) tuyệt đối không kẹt bếp ở giữa.
- Tủ lạnh theo hướng Bắc là lựa chọn tốt nhất. Nếu không thể thiết kế nhà bếp không tiện lợi, gia chủ có thể cân nhắc theo hướng hợp tuổi mình.
- Hướng Nam là lựa chọn thích hợp để đặt máy nướng, vì đây là hướng sinh nhiệt lượng lớn.
- Bồn rửa tốt nhất khi đặt đúng hướng Tây. Nếu bồn rửa bằng đá thì nên đặt về hướng Tây Nam, bồn kim loại thì nên đặt về hướng Tây Bắc.
- Kệ tủ treo nên kê theo hướng Đông hoặc Đông Nam để tạo ra sự sạch sẽ và an toàn khi sử dụng.
Nguyên tắc 4: Bố trí nội thất, vật dụng trong bếp chú ý vị trí đảm bảo yếu tốt hài hoà của hành Hoả và hành Thuỷ
1.5. Bố trí bàn thờ ông táo
Thiết kế phòng bếp nhiều gia đình có bố trí bàn thờ ông táo cần phải chú ý các nguyên tắc phong thuỷ để mang đến điều tốt lành cho gia đình. Theo phong thuỷ nhà bếp, vị trí đặt bàn thờ ông Táo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài hòa và vượng khí cho gia đình. Dưới đây là những nguyên tắc gia chủ cần chú ý:
- Bàn thờ ông Táo thường được đặt ở tủ bếp, trùng hoặc song song với hướng của bếp.
- Tủ bếp có ông Táo nên đặt trên máy hút mùi. Nếu có thể, gia chủ hãy ốp kính phía trong và hai vách của bàn thờ ông Táo để tránh bụi bẩn.
- Tránh đặt bàn thờ ông Táo ở những vị trí như đối diện với vách nhà vệ sinh, gần chậu rửa bát.
- Bàn thờ ông Táo trong nhà bếp không được quá xa hoặc quá thấp so với vị trí bếp nấu.
Nguyên tắc 5: Nhà bếp có bàn thờ Ông Táo phải được thiết kế và đặt đúng vị trí tốt
2. Những điều tối kỵ trong phong thuỷ nhà bếp
2.1. Hướng bếp trực tiếp hướng cửa chính
Trong phong thủy nhà bếp, việc bếp quay ra hướng cửa chính được coi là một kiêng kỵ quan trọng. Điều này có thể gây ra xung đột năng lượng và cảm giác không thoải mái cho ngôi nhà.
Cách hoá giải:
– Sử dụng màn cửa hoặc vật liệu che phủ để che đi phần bếp khi không sử dụng.
– Đặt vật trang trí phía trước cửa chính cũng giúp chặn sự thoát đi của năng lượng từ bếp
2.2. Bếp đối diện nhà vệ sinh – Phong thuỷ nhà bếp kỵ
Đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh có thể tạo ra xung đột năng lượng giữa năng lượng dương của bếp và năng lượng âm của nhà vệ sinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia đình.
Cách hoá giải: Gia chủ đặt các vật phẩm phong thủy như cây cọ, bình hoa,… để giảm thiểu tác động xấu từ xung khắc.
2.3. Bố trí bếp gần yếu tố thuỷ
Kiêng kỵ phong thủy nhà bếp quan trọng là không đặt bếp và chậu rửa chén cạnh nhau. Sự kết hợp giữa nước và lửa, hai yếu tố trái ngược nhau trong phong thủy. Gia đình có thể gặp xung đột và khó khăn khi bố trí bếp phạm điều kiêng ỵ này.
Cách hoá giải:
– Thiết kế lại vị trí chức năng trong phòng bếp
– Sử dụng vật phẩm phong thuỷ để ngăn tách bếp và chậu rửa chén.
2.4. Sau bếp nấu có khoảng trống
Một trong các kiêng kỵ phong thủy nhà bếp là không nên để trống sau bếp. Bố trí này tạo có thể gây ra sự mất cân bằng và ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia đình.
Cách hoá giải: Gia chủ đặt một bức tranh hoặc một tấm gương phía sau bếp để tạo ra sự cân bằng và ổn định cho không gian
2.5. Đặt bếp nấu ở góc chéo
Theo quan niệm phong thủy, việc đặt bếp chéo góc có thể mang lại những tác động tiêu cực cho gia chủ. Bởi vì, góc cạnh trong phòng không thuận lợi, gây rối loạn năng lượng trong không gian.
Cách hoá giải:
– Thay đổi vị trí bếp
– Đặt một cây cỏ xanh ở góc bếp chéo góc để tạo ra sự cân bằng
Tạm kết
Áp dụng hiệu quả nguyên tắc và hoá giải tối kỵ phong thủy nhà bếp vào việc thiết kế không gian bếp sẽ may mắn và hài hòa gia đình. Hy vọng OneDay giúp bạn có thể chọn được thiết kế không gian bếp lý tưởng với nhiều may mắn, tài lộc và tiền.
Xem thêm:
- Phong Thủy Bếp Và Chậu Rửa – 5 Điều Cấm Kỵ Nên Biết
- Phong Thuỷ Phòng Khách Hút Tài Lộc Chỉ Với 3 Nguyên Tắc