Hướng Dẫn Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết 2024 Chi Tiết Đảm Bảo Đẹp Và Ý Nghĩa

by Ich Nguyen
0 comment

trang-tri-ban-tho-ngay-tet-oneday

Trang trí bàn thờ ngày Tết hoạt động không thể thiếu vào dịp cuối năm. Mỗi vùng miền có cách trang trí riêng nhưng đều thể hiện lòng thành kính và cầu năm mới may mắn hạnh phúc. Cùng OneDay tìm hiểu chi tiết về cách thực hành trang trí bàn thờ chuẩn phong thuỷ nhé!

1. Ý nghĩa của trang trí bàn thờ ngày Tết

Theo truyền thống, trang trí bàn thờ ngày Tết là sự chuẩn bị để đón tổ tiên về cùng nhau sum họp đón năm mới. Nhà nhà sẽ dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ, chuẩn bị lễ vật và bày biện theo phong thuỷ. Các vật trang trí được chọn mang theo giá trị tâm linh và phong tục truyền thống như cây cỏ may mắn, hoa tươi,…

Trang trí bàn thờ là cách để chúng ta thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn và kính trọng với ông bà tổ tiên. Bàn thờ trang hoàn đầy đủ còn thể hiện sự sung túc của một gia đình. Ngoài ra, trang trí bàn thờ là dịp để mọi người trong gia đình sum họp cùng nhau chuẩn bị Tết tạo nên không khí ấm áp.

Trang trí bàn thờ ngày Tết là phong tục truyền thống của người Việt với mong muốn thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn và kính trọng với ông bà tổ tiên. Gia đình cùng nhau tham gia trang trí bàn thờ tăng thêm sự gắn kết giữa các thành viên trong không khí ấm cúng.

Năm 2024 Là Năm Con Gì? Mệnh Gì? Hợp Với Những Tuổi Nào?

2. Nguyên tắc trang trí bàn thờ ngày tết

Trang trí bàn thờ Tết ở mỗi vùng miền sẽ có những nguyên tắc đặc biệt theo phong tục riêng. Tuy nhiên, mọi người cần phải đảm bảo được 2 nguyên tắc chính sau: 

2.1. Nhất vị, nhị hướng trong trang trí bàn thờ

Trang trí bàn thơ đúng phong thuỷ nhất định phải đảm bảo được nguyên tắc “nhất vị, nhị hướng“. Tức là các vật thờ cúng trên bàn thờ phải đặt đúng vị trí và đúng hướng để có được năng lượng tốt nhất cho gia đình.

Các vị trí và hướng đặt của các vật dụng thờ cúng:

  • Ngai thờ: Đặt chính giữa bàn thờ và sát tường.
  • Di ảnh: Đặt ở vị trí chính giữa hoặc sát tường nếu không có ngai thờ.
  • Lọ hoa: Nếu chỉ có một lọ hoa, đặt ở bên trái di ảnh. Đối với hai lọ hoa, đặt song song và đối xứng.
  • Ngai chén thờ: Đặt phía sau bát hương, thường sử dụng số chén lẻ như ba hoặc năm.
  • Mâm đựng lễ (Mâm bồng): Đặt ở vị trí đối diện với di ảnh thờ, tạo sự cân bằng.
  • Bát hương: Đặt ở trước ảnh thờ và chính giữa, tránh rơi và để ly nước trước bát hương.
  • Lư hương: Đặt đối diện và phía sau bát hương, với chiều cao lư hương cao hơn bát hương.
  • Đèn hoặc nến: Đặt ở hai bên sát mép rìa ngoài của bàn.
  • Đài thờ và chóe thờ: Đặt bên trái, phía sau đèn dầu hoặc chân nến.
  • Lọ hoa: Đặt ở hai bên trái phải để cắm hoa, tạo không gian tươi mới.
  • Mâm bồng: Đặt trước bát hương hoặc chia làm ba mâm bồng nhỏ nếu diện tích rộng.
  • Bát cơm và đũa thờ: Đặt bên phải, cạnh bát hương và nhích xuống một khoảng nhỏ
Nguyen-tac-trang-tri-ban-tho-ngay-tet-oneday
Nguyên tắc “nhất vị, nhị hướng” trong trang trí bàn thờ

Trang trí bàn thờ Tết phải đảm bảo được “Nhất vị, nhị hướng” để đón được năng lượng tốt nhất cho gia đình.

2.2. Bàn thờ nhất định phải thật sạch sẽ

Bàn thờ sẽ thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà và hướng hợp tuổi gia chủ. Trang trí bàn thờ ngày Tết hay thường ngày đều cần phải giữ cho bàn thờ sạch sẽ. Quá trình lau dọn bàn thờ được coi là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chuẩn bị Tết. Mọi người cần phải thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Người lau dọn cần sử dụng chổi quét và khăn lauriêng biệt để duy trì tính linh thiêng.

Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình. Bàn thờ luôn sạch sẽ và mát mẻ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính với ông bà tổ tiên. Hơn nữa, nó còn biểu hiện của sự chăm sóc đặc biệt của gia đình với niềm tin tâm linh ở mỗi người.

Bàn thờ Tết nhất định phải sạch sẽ và cần sử dụng chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ riêng biệt khi lau dọn

3. Những kiêng kỵ trong trang trí bàn thờ nhất định phải biết

Trong việc trang trí bàn thờ, có một số kiêng kỵ quan trọng cần biết để đảm bảo không gian thờ làm theo đúng các quy tắc và tôn trọng truyền thống. Dưới đây là một số kiêng kỵ thường gặp:

3.1. Vị trí đặt bàn thờ kiêng kỵ

Dưới thanh xà ngang, gần cửa ra vào, gần cửa sổ, dưới chân cầu thang,… là các vị trí không được đặt bàn thờ. Bởi vì, năng lượng xấu sẽ xuất hiện ảnh hưởng đến sức khoẻ và tài lộc của gia chủ.

Nên: Đặt bàn thờ theo hướng nhà, nơi thông thoáng, ánh sáng tự nhiên vừa đủ và không quá ồn ào

Xem thêm: Hướng dẫn lập bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ

3.2. Kiêng kỵ về vật phẩm thờ cúng và phong thuỷ

  • Vật phẩm bị hỏng hóc: các vật phẩm thờ cúng hoặc trang trí bàn thờ bị hỏng hóc, vỡ nát có thể mang lại cảm giác tiêu cực và không lành mạnh.
  • Sử dụng vật phẩm quá cũ kỷ, bẩn thỉu: những vật phẩm thờ cúng này có thể mang theo năng lượng tiêu cực và không tốt cho không gian thờ.
  • Màu sắc vật phẩm trang trí bàn thờ: Màu sắc quá đậm, quá tối trang trí bàn thờ tạo nên không gian tối tăm và ảnh hưởng xấu đến năng lượng.
  • Dùng vật phẩm thô để trang trí: Các vật phẩm thô có vỏ cứng như đá, gạch,… thường mang lại năng lượng yếu đuối và không ổn định khi đặt trên bàn thờ
  • Trang trí quá nhiều trên bàn thờ ngày tết: Quá nhiều vật phẩm ở không gian thờ gây sự quá tải gây cản trở năng lượng lưu tốt thông

Nên: Chọn vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ ngày tết chất lượng và màu sắc phong thuỷ tốt, đã được vệ sinh sạch sẽ. Số lượng và cách bố trí hợp lý để năng lượng tích cực lưu thông tốt

3.3. Kiêng kỵ về người thực hiện trang trí bàn thờ Tết

Hoạt động lau dọn và trang trí bàn thờ Tết giúp gắn kết mọi thành viên trong gia đình. Nhưng, không phải ai cũng có thể trực tiếp thực hiện mà phải đảm bảo được:

  • Người luôn sạch sẻ không được lấm leo bụi bẩn để thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính .
  • Trang phục cần tránh quần áo quá ngắn, gợi cảm để đảm bảo tôn trọng không gian thờ .
  • Quá trình lau dọn và trang trí bàn thờ Tết không được quá vội vã và hối hả.
  • Tránh thời gian chánh khoá (buổi tối, giờ hắc đạo) vì sẽ mang lại nguồn năng lượng xấu.
kieng-ly-lau-don-ban-tho
Nguyên tắc về người thực hiện lau dọn bàn thờ

Nên: Người lau dọn và trang trí bàn thờ Tết luôn giữ mình sạch sẽ không dính bụi bẩn, trang phục gọn gàn lịch sực. Quá trình thực hiện cần kiên nhẫn và tỷ mĩ, và chọn khung giờ hoàng đạo để làm việc.

4. Gợi ý cách trang trí bàn thờ tết đơn giản theo vùng miền

4.1. Trang trí bàn thờ theo phong tục Tết miền Bắc

Bàn thờ Tết tại miền Bắc được thực hiện theo những đặc trưng riêng. Trên bàn thờ sẽ được sắp xếp theo:

  • Nguyên tắc của tam tài: Bát hương lớn nhất đặt ở chính giữa, hai bát hương nhỏ ở hai bên. Đèn dầu hoặc nến sẽ ở vị trí góc ngoài cùng, tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng. Tất cả phối hợp tạo ra một sự cân bằng trên bàn thờ.
  • Nguyên tắc đối xứng: Trên bàn thờ phải có để 3 chén nước sạch, 3 chén rượu và 1 bình rượu nhỏ để có sự cân bằng. 2 bình hoa tươi và 2 cây mía lớn có nhiều lá và chồi đặt hai bên bàn thờ.
ban-tho-theo-phong-tuc-mien-bac
Trang trí bàn thờ theo phong tục Tết miền Bắc

4.2. Bàn thờ Tết trang trí theo phong tục miền Trung

Người miền Trung trang trí bàn thờ ngày Tết vẫn quy chuẩn chung về sắp xếp vị trí. Điều đặc biệt về các vật phẩm sẽ được mọi người chọn theo quan niệm của khu vực:

  • Hoa bàn thờ: Hoa bàn thờ thường được chọn lựa kỹ lưỡng, tập trung vào những loại hoa mang ý nghĩa tốt để tạo điểm nhấn về vẻ đẹp và sự tươi mới. Hoa cúc vạn thọ thường được sử dụng vì tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn.
  • Trái cây trong mâm lễ bàn thờ ngày tết: Lựa chọn những loại trái cây có hương vị ngọt ngào và tươi mới tạo điểm nhấn sắc màu và hương thơm. Tránh sử dụng cam và quýt trên bàn thờ vì theo quan niệm dân gian “cam đành, quýt đoạn”.
  • Đèn trên bàn thờ: Sử dụng đèn dầu hoặc nến thơm để tạo không khí ấm áp và và linh thiêng.
ban-tho-tet-mien-trung
Bàn thờ Tết trang trí theo phong tục miền Trung
TOP 20+ Mẫu Cầu Thang Gỗ Đẹp Và Hiện Đại Nhất 2023 – OneDay

4.3. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết theo phong tục miền Nam

Miền Nam không quá nhiều nguyên tắc về trang trí bàn thờ vào ngày Tết như các vùng miền khác. Mâm ngũ quả sẽ là điểm nhấn chính cho bàn thờ đón Tết của người miền nam.

  • Những loại hoa quả trong mân cúng thường sẽ có quả sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa. Mỗi loại đều mang theo ý nghĩa tốt lành đặc biệt với hy vọng năm mới tài lộc thịnh vượng.
  • Kiêng kỵ lớn nhất khi trang trí bàn thờ Tết ở miền Nam là sử dụng chuối trong mâm cúng. Bởi vì, quan niệm chuối có ý nghĩa không tốt khi đặt trên bàn thờ vào dịp đầu năm.

Trong miền Nam, hoa đào và hoa mai được sử dụng với ý nghĩa sum họp và phúc lộc. Các loại hoa cúc như cúc vạn thọ, cúc mâm xôi,… cũng là những loại hoa phổ biến được sử dụng. Do đó, mọi người dễ dàng chọn được hoa chưng tết đẹp và đúng sở thích của mình.

ban-tho-tet-mien-nam
Bàn thờ Tết theo phong tục miền Nam

Tạm kết

Trang trí bàn thờ ngày Tết là phong tục truyền thống của dân tộc Việt vào những ngày cuối năm. Mỗi vùng miền sẽ có khác biệt trong lựa chọn vật trang trí nhưng vẫn sẽ có nguyên tắc chung. OneDay hy vọng đã giúp bạn có trang trí bàn thờ đẹp và ý nghĩa cho dịp Tết này.

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam