Suốt 6 tháng đầu năm, tín dụng BĐS tăng lên 17,41%, vượt 7% so với năm 2022. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng Bất động sản giảm 1,12%. Đây là năm đầu tiên tín dụng tiêu dùng BĐS có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Hãy cùng OneDay khám phá lý do vì sao tín dụng BĐS tăng mạnh giữa lúc thị trường ‘đóng băng’ nhé!
1. Khó khăn về mặt pháp lý đã dần được tháo gỡ
Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế – Ngân hàng Nhà nước, bà Hà Thu Giang cho biết, tín dụng BĐS chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung của toàn nền kinh tế.
Dư nợ kinh doanh BĐS trong 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng 17,41%, vượt 10,73% so với tăng trưởng của cả năm 2022. Tuy nhiên, dư nợ tiêu dùng; tự sử dụng BĐS chiếm đến 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,12%. Đây là năm đầu tiên xuất hiện xu hướng tín dụng tiêu dùng BĐS giảm trong 3 năm gần đây. Trước đó, vào cuối năm 2022, tín dụng tiêu dùng BĐS tăng đến 31,01%.
Xem thêm: Quận Hải Châu – Đô Thị Văn Minh Và Giàu Bản Sắc Ở Đà Nẵng
Theo bà Giang, trong khi cầu tín dụng để mua BĐS với mục đích tiêu dùng; tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm, nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường. Diễn biến trên cho thấy, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án BĐS đã dần được tháo gỡ; góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.
2. Những bất cập còn hiện hữu – Tín dụng BĐS tăng mạnh
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung; nhu cầu về mua nhà ở hiện không phải là ưu tiên hàng đầu của khách hàng do cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý; dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp… Cùng đó, các dự án BĐS gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn.
Tại một số ngân hàng, xu hướng tăng tín dụng cũng tăng cao trong thời gian gần đây. Cụ thể, tại VPBank, dư nợ cho vay mua nhà tại thời điểm cuối tháng 6/2023 lên tới 82,764 tỷ đồng; tăng 22% so với đầu năm và chiếm khoảng 17% tổng dư nợ thế chấp.
Ngân hàng này cũng đã cho khách hàng cá nhân vay hơn 88,4 nghìn tỷ đồng để mua nhà và nhận quyền sử dụng đất để xây nhà, chiếm tỷ lệ 18%.
Nằm trong “top” các ngân hàng cho vay bất động sản lớn và tiếp tục tăng tính đến hết tháng 6/2023 còn có SHB, HDBank, MBBank, TPBank, MSB…
Tại SHB, dư nợ cho vay hoạt động BĐS đến 30/6/2023 là 59.464 tỷ đồng; chiếm gần 15% tổng dư nợ, trong khi cuối năm ngoái chỉ ở mức 6,75%.
Tương tự, MBBank cũng có chiều hướng gia tăng cho vay mua nhà khi đạt mức 28.161 tỷ đồng; chiếm gần 6% tổng dư nợ, tăng hơn so với mức 4,64% cuối năm ngoái.
Tại TPBank, dư nợ cho vay hoạt động bất động sản lên tới 13,731 tỷ đồng; hơn 7% và cũng tăng cả về giá trị và tỷ lệ tuyệt đối so với cuối năm 2022.
Xem thêm: Nhà Cấp 3 Là Gì? Cách Phân Biệt Và Quy Định Xây Dựng
3. Dư nợ tín dụng cho tiêu dùng BĐS giảm
Trao đổi với PV Tiền Phong; ông Nguyễn Hồng Chung – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội – cho rằng; việc dư nợ tín dụng BĐS 6 tháng đầu năm tăng so với năm 2022; cho thấy những tín hiệu tích cực từ chính sách liên quan đến dòng vốn cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, dòng vốn này chủ yếu đến tay các nhà đầu tư. Nhờ đó, nhà đầu tư có đủ điều kiện vay vốn và đưa nguồn hàng ra thị trường.
Theo ông Chung, câu chuyện thị trường BĐS vẫn khó khăn không phải do thiếu nguồn cung tiền mà mua ở phân khúc nào và ở mức giá nào? Hiện ngân hàng đang xem xét giải ngân ở những dự án có khả năng thu hồi vốn cao.
“Trong thời gian dài, niềm tin của thị trường đang thiếu vắng, gần như không có giao dịch. Các vụ án kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Các chủ đầu tư đang tái cấu trúc để có dòng tiền đảm bảo hoạt động. Chính phủ có các chính sách; cơ chế giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hy vọng sẽ thúc đẩy thị trường trở lại vào năm 2024”; ông Chung nói.
Nguồn: CafeF