Thủ tục về nhà mới (nhập trạch) là nghi thức quan trọng cần thực hiện. Gia chủ và gia đạo sẽ có được thuận lợi, bình an và may mắn sau trong ngôi nhà. Chủ nhà cần phải chuẩn bị và thực hiện gì cho nghi lễ nhập trạch nhà mới? Cùng OneDay tìm hiểu chi tiết ở bài chia sẻ này nhé!
1. Các thủ tục phải làm khi về nhà mới
1.1. Chọn ngày lành tháng tốt về nhà mới
Thủ tục về nhà mới cần phải làm đầu tiên là chọn ngày giờ tốt chuyển nhà. Thực hiện đúng và chu đáo bước này gia chủ có thể loại bỏ điều không may và đón may mắn. Theo phong thuỷ nhà ở, ngày nhập trạch tốt nên chọn các ngày thuộc hành Thuỷ vì nước đại diện cho tài lộc.
Đồn thời, gia chủ cần hạn chế chọn nhập trạch vào ngày hành Hoả, vì lửa đại diện cho tai ương, không tốt lành. Hơn hết, ngày về nhà mới phải trách các ngày:
- Tam Nương: ngày 3,7,13,18,22,27 âm lịch hàng tháng
- Nguyệt kỵ: 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng
- Ngày Dương Công kỵ
1.2. Xông, tẩy uế cho nhà mới
Việc xông, tẩy uế trước ngày về nhà mới là một thủ tục về nhà mới quan trọng. Điều này giúp loại bỏ các năng lượng tiêu cực, xua đuổi côn trùng gây hại. Đồng thời, gia chủ cũng đón nhận không gian mới với năng lượng tích cực và tươi mới.
Xông nhà mới sẽ gồm có các loại rễ cây thơm, bột trầm hương hoặc hương liệu khác. Gia chủ thực hiện xông nhà kỹ lưỡng theo nguyên tắc “từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”. Gia chủ chú ý tập trung vào các khu vực có góc tối hoặc ẩm thấp. Toàn bộ thời gian xông phải mở rộng tất cả các cửa để cho khí xấu thoát ra.
1.3. Cúng thần linh, thổ địa
Cúng thần linh và thổ địa là một phần không thể thiếu trong thủ tục về nhà mới. Thời gian tốt nhất để thực hiện cúng thần linh thổ địa là giờ Thìn (7 – 9h sáng). Gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ hoa quả, chuối chín vàng, heo quay, gà,… Đặc biệt, bàn thờ phải được lau dọn thật sạch sẽ. Điều này còn tượng trưng cho sự tôn trọng và biết ơn của gia chủ đến các vị thần.
1.4. Chuyển đồ vào nhà mới: Chiếu và bếp
Thủ tục về nhà mới chắc chắn phải có quá trình chuyển đồ dung vào nhà. Theo quan niệm truyền thống, gia chủ cần mang chiếu và lửa đầu tiên khi vào nhà.
- Bếp lửa có khả năng xua tan âm khí, mang sự ấm áp cho không gian nhà mới. Đồng thời, bếp lửa còn là hiện thân của ông Táo.
- Chiếu mang vận khí tài lộc, đại diện cho “ăn no, ngủ yên”
Gia chủ cần chú ý không chọn mang bếp điện vào nhà mới vào ngày đầu tiên. Bởi vì, bếp điện có nhiệt nhưng không có lửa, không thể xu được điềm xấu, làm ấm nhà mới.
1.5. Lễ đặt bàn thờ gia tiên ở nhà mới
Nghi lễ đặt bàn thờ gia tiên rất cần chú ý khi chuyển vào nhà mới. Bởi vì, bàn thờ gia tiên là nơi thể hiện lòng hiếu thuận và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Gia chủ cần chọn giờ lành, ngày tốt để thực hiện lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về nhà mới. Mân lễ cần được chuẩn bị kỹ lượng để thủ tục về nhà mới được suôn sẻ.
2. Thực hiện cúng dọn về nhà mới – Nhập trạch
2.1. Mâm cúng về nhà mới
Việc chuẩn bị mâm cúng khi nhập trạch vào ngôi nhà mới là một nghi lễ trọng đại. Nó đánh dấu sự khởi đầu mới trong cuộc sống của gia đình. Dưới đây là những vật cần có ở mâm cúng về nhà mới.
- Về ngũ quả: Chuẩn bị 5 loại trái cây khác nhau, tươi đẹp và trang trí mỹ mãn.
- Về hương hoa: Sử dụng các loại hoa tươi như hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa cúc… Đặt bình hoa tươi ở vị trí trọng yếu trên mâm cúng.
- Về thức ăn: Tùy thuộc vào từng gia đình, gia chủ có thể chọn cỗ chay hoặc mặn. Tuy nhiên, mâm lễ phải có bộ tam sên, gà luộc.
2.2. Các bước thực hiện lễ cúng nhà mới
Thủ tục về nhà mới chuẩn bị đầy đủ, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng nhập trạch. Theo truyền thống Việt Nam, lễ cúng này sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
- Nghi thức bước lò than: Gia chủ bước qua lò than đầu tiên và các thành viên khác nối tiếp sau. Bước chân trái trước chân phải sau và trên tay cầm vật may mắn cho nhà mới.
- Mở cửa và bật điện: Bật tất cả điện lên và mở mọi cửa chính cũng như cửa sổ để khai thông khí và đánh thức ngôi nhà.
- Sắp xếp lại bàn thờ và bày mâm cúng: Cử thành viên trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên và thần tài thổ địa. Mâm cúng được bày ở giữa nhà, hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.
- Thắp nhang và đọc văn khấn: Người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, cả gia đình chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
- Nấu nước pha trà: Gia chủ nấu nước pha trà để cúng và thưởng thức, ngụ ý khai hỏa, tạo sinh khí mới cho ngôi nhà.
- Đốt vàng mã và dùng rượu rưới: Đốt vàng mã cho đến khi cháy hết, sau đó dùng rượu rưới vào tàn tro.
- Lưu giữ muối, gạo, nước: Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước và đặt vào bàn thờ biểu tượng cho sự no đủ.
- Kết thúc lễ: Sau khi các bước cúng được hoàn tất, gia chủ mang toàn bộ đồ đạc vào nhà và sắp xếp lại theo ý muốn.
2.3. Văn khấn về nhà mới
3. Những lưu ý khi làm thủ tục về nhà mới
Khi thực hiện nghi thức về nhà mới, cần lưu ý các điều sau:
- Làm lễ bái tạ sau khi thu dọn đồ lễ: Sau khi hoàn thành việc cúng nhập trạch và thu dọn đồ lễ, cần tiến hành lễ bái tạ để tri ân và tôn vinh các vị thần, tổ tiên.
- Khấn Thổ Công trước khấn gia tiên: Trong quá trình khấn cúng, cần tuân theo thứ tự làm lễ. Đặc biệt, gia chủ cần khấn Thổ Công trước rồi mới đến khấn gia tiên.
- Chọn hướng bàn thờ cẩn thận: Hướng bàn thờ cần được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo đẹp và phù hợp với phong thủy để mang lại may mắn cho gia đình.
- Ngủ lại một đêm sau lễ nhập trạch: Nếu chưa thể ở hẳn, gia chủ vẫn nên ngủ lại ít nhất một đêm để tạo ra sự kết nối với nhà mới.
- Tránh dọn nhà khi có thai hoặc tuổi Dần để có được thuận lợi, may mắn cho nhà mới.
- Người có thai tham gia dọn nhà: sử dụng chổi mới và quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.
- Treo chuông gió trước cửa nhà mới: Để xua đuổi tà ma, bệnh tật và báo hiệu đã có người đến ở.
- Xem hướng cúng hợp tuổi chủ nhà: Trước khi thực hiện lễ cúng, cần xem xét hướng cúng hợp tuổi chủ nhà để đảm bảo sự may mắn và thành công.
- Chiếu và bếp mang vào nhà: Cần chú ý sử dụng chiếu đã qua sử dụng và tránh mang bếp điện.
Tạm kết
Gia chủ thực hiện đúng thủ tục về nhà mới sẽ góp phần quan trọng để mang lại bình an và may mắn cho gia đình. Qua bài chia sẻ này, OneDay hy vọng rằng mọi người sẽ có được sự hiểu biết và chuẩn bị tốt nhất để bước vào cuộc sống mới với niềm tin và hạnh phúc. Chúc bạn đọc tìm được những ngôi nhà ấm áp và may mắn, luôn tràn đầy hạnh phúc và thành công!
Xem thêm:
- Văn Khấn Cúng Động Thổ | Trình Tự Và Bài Cúng Chi Tiết Nhất
- Năm 2024 Tuổi Nào Làm Nhà Tốt, Thu Hút Tài Lộc