Thiềm Thừ phong thủy là vật phẩm trang trí nhà ở không còn quá xa lạ với nhiều gia đình. Vậy nguồn gốc của nó là từ đâu? Ý nghĩa thực sự của việc trưng bày thiềm thừ là gì? Chọn như thế nào cho phù hợp với gia chủ? Cách khai quang như thế nào và cần lưu ý gì khi bày trí nó? Đọc ngay bài viết của OneDay để biết câu trả lời nhé.
1. Thiềm thừ phong thủy là gì?
Thiềm thừ phong thủy là gì? Thiềm thừ phong thủy là Cóc ba chân ngậm tiền vàng. Nó được biết đến với hình tượng một con cóc có 3 chân đạp trên 2 lớp tiền xu – giá tài lộc. Miệng cóc có ngậm 1 đồng xu, phía hai bên sườn có hai chuỗi tiền cổ. Trên đầu cóc có hình 2 con cá quay đầu về phía nhau – hình Lưỡng Nghi. Trên lưng có nhiều nốt sần đó là chòm sao Bắc Đẩu tinh hay còn gọi là chòm sao Đại Hùng.
OneDay
2. Sự tích con cóc thiềm thừ là gì?
Ngày xửa ngày xưa, ở núi nọ có một tu sĩ tên là Lưu Hải là đệ tử của Lã Động Tân. Với sở thích đi đây đi đó, Lưu Hải đã chu du khắp tứ hải, thu phục yêu ma, tạo phúc cho đời. Với tài năng của mình, tu sĩ đã dùng kế để thu phục yêu quái Cóc Vàng. Nhờ đó Lưu Hải hóa thành tiên.
Con cóc mà Lưu Hải hàng phục đã bị mất một chân nên nó chỉ còn 3. Từ đó trở đi, cóc Vàng đi theo vị tu sĩ này, nhả ra tiền vàng để giúp đỡ dân nghèo – Chiêu Tài Thiềm.
Tham khảo thêm Top 18+ Cây Phong Thủy Mệnh Thủy Nên Và Không Nên Trồng – OneDay
3. Ý nghĩa phong thủy thiềm thừ 3 chân
Thiềm thừ phong thủy có thể tạo ra của cải. Ở đâu có nó, ở đó sẽ trở nên giàu có. Vì thế mà nhắc đến Thiềm Thừ là nhắc đến tài lộc. Hình Lưỡng Nghi ở trên đầu là biểu tượng của sự bảo vệ. Do đó mà vật phẩm này rất được ưa chuộng. Doanh nhân buôn bán thường đặt con cóc 3 chân ở trong nhà để cầu may mắn.
Ngoài ra, người ta quan điểm rằng cóc còn có thể xua đi những dòng năng lượng xấu, đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống. Thiềm thừ còn có thể hỗ trợ những người cần giao tiếp nhiều. Họ thường đặt tượng thiềm thừ ở bên trái với nam, bên phải đối với nữ.
4. Một số vấn đề thường gặp khi trưng bày Thiềm thừ phong thủy
4.1. Cóc ngậm tiền hợp tuổi nào? Mệnh nào?
- Thiềm thừ hợp với mệnh Kim có năm sinh là 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001.. : màu xám, trắng, vàng
- Thiềm thừ theo phong thủy hợp với mệnh Mộc có năm sinh 1958, 1959, 1972, 1973, 1988, 1989, 2001, 2003…: màu xanh dương, màu đen.
- Thiềm thừ theo phong thủy hợp với mệnh Thủy có năm sinh 1953, 1966, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997,…: màu đen, xanh lá cây
- Thiềm thừ theo phong thủy hợp với mệnh Hỏa có năm sinh 1964,1949, 1956, 1957, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995,…: màu tím, xanh lá cây.
- Thiềm thừ theo phong thủy hợp với mệnh Thổ có năm sinh 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999,… : màu vàng nâu.
Tham khảo thêm: Xem La Bàn Phong Thủy Đúng Cách Không Phải Ai Cũng Biết – OneDay
4.2. Thiềm thừ đặt ở đâu để đúng phong thủy?
Thiềm thừ phong thủy nên đặt ở hướng Đông Nam. bởi đây được coi là vị trí thu hút tài lộc và sự may mắn. Một số nơi họ đặt ở trên bàn thờ thần tài thổ địa. Đây cũng là một vị trí phù hợp được nhiều người đặt.
5. Cách khai quang thiềm thừ
5.1. Khai quang Thiềm Thừ ở nhà
Chuẩn bị vật dụng gồm có: 7 viên đá quý, gạo ngũ cốc tạp, sợi ngũ đế và ngũ sắc; linh đan; bài chú trên tờ giấy đỏ.
Đổ 7 viên đá quý, gạo, sợi ngũ sắc xung quanh Thiềm Thừ Phong thủy. Treo sợi ngũ đế và linh đan ở phía trên bề mặt thiềm thừ.
Tiếp theo đến 7 bước khai quang:
- Bước 1: chọn ngày đẹp để vệ sinh sạch sẽ Thiềm Thừ. Có thể xem trên Internet hoặc nhờ thầy phong thủy chọn giúp. Cần tránh chọn ngày trong tháng 7 âm lịch. Hãy nhớ rằng, ngày đẹp là ngày hợp với độ tuổi của gia chủ.
- Bước 2: chuẩn bị nước trong đó một nửa thùng chứa nước ở giếng’ Nửa thùng chứa nước mưa.
- Bước 3: Đổ vào đồ chứa . Đảm bảo đồ chứa phải thật sạch sẽ.
- Bước 4: Ngâm Thiềm Thừ vào nước 3 ngày 3 đêm.
- Bước 5: Dùng khăn lau khô bề mặt thiềm thừ.
- Bước 6: vẩy nước chè lên thiên thừ để khai quang điểm nhãn.
Đảm bảo khai quang thiềm thừ khi chỉ có bạn. Vì thiềm thừ chỉ phù hộ người mà nó nhìn thấy đầu tiên. Lưu ý rằng, thiềm thừ khi mua về cần bịt mắt lại.
Tham khảo thêm Những Lưu Ý Cần Biết Để Bố Trí Gậy Như Ý Phong Thủy Phù Hợp – OneDay
5.2. Khai quang Thiềm Thừ phong thủy ở chùa
Nếu bạn không đảm bảo chắc chắn sẽ hoàn thành tốt nghi lễ khai quang ở nhà, ban có thể nhờ sư thầy ở chùa làm hộ. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng người đầu tiên mà thiềm thừ nhìn thấy sau lễ là gia chủ.Dưới đây là các bước để khai quang tại chùa bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Bọc kín thiềm thừ khi mua từ cửa hàng. .
- Bước 2: Tiếp theo đó, đưa đến chùa. Hãy nhớ cần bọc kín trong suốt quá trình. Gia chủ cần cung cấp một số thông tin cho sư thầy như: Họ tên, ngày tháng năm sinh âm lịch, mệnh, công việc hiện tại, địa chỉ nhà ở. Tất nhiên còn phụ thuộc vào sư thầy yêu cầu. Mục đích của việc này là để cóc 3 chân biết được ai là người nó phù trợ.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành việc khai quang thiềm thừ phong thủy tại chùa, xem ngày tốt để thỉnh đưa về nhà.
6. Lưu ý khi đặt thiềm thừ phong thủy
- Nên đặt thiềm thừ hướng về gia chủ hoặc hướng vào trong nhà. Bởi như vậy tức là cóc sẽ nhả tiền vào trong nhà. Nếu quay ra ngoài tức là tiền tài sẽ đi ra ngoài.
- Không nên di chuyển vị trí cóc phong thủy quá nhiều. Nếu cần di chuyển nên chọn ngày đẹp.
- Sau khi khai quang không nên che mắt của cóc ba chân.
- Không đặt ở các vị trí hoặc gần vị trí bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm.
- Không đặt cóc trên bàn thờ ông Địa. Nếu ở cùng bàn thì cần đặt thiềm thừ ở vị trí thấp hơn ông Địa.
- Nếu được nên để cóc ở sàn dưới. Bởi cóc là loại vật sống ở mặt đất. Nếu đặt càng gần mặt đất thì càng phát huy tác dụng của cóc phong thủy.
7. Tạm kết
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến Thiềm Thừ Phong Thủy. Đây là vật phẩm linh thiêng, đem lại nhiều điều tốt đẹp về cả cuộc sống và sự nghiệp cho gia chủ. Vì thế mà đừng ngần ngại mà hãy tậu ngay cho mình 1 con để trưng bày nhà ở. Lưu ý trong quá trình mua cần lựa chọn kỹ loại cóc phù hợp với gia chủ như đã trình bày ở trên.