Tạm Trú Là Gì? Các Quy Định Của Pháp Luật Về Tạm Trú – OneDay

by Ha Minh
0 comment

tạm trú là gì

Tạm trú là một khái niệm rất quen thuộc. Nó dùng để chỉ việc ở tạm thời và không chính thức. Việc đăng kí tạm trú là trách nhiệm của công dân và được pháp luật quy định rất cụ thể. Nó giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý an ninh của người dân. Ngoài ra còn có thể xác định được vị trí nơi cư trú của mỗi người dân. Trong bài viết này, OneDay sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm tạm trú là gì. Bên cạnh đó, bài blog cũng sẽ phân tích những quy định của pháp luật về việc đăng ký tạm trú cho người dân.

1. Tạm trú là gì

tạm trú là gì
tạm trú là gì- OneDay

Căn cứ theo luật cư trú năm 2020 số 68/2020/Qh14 được nêu rõ về như sau:

Tạm trú là việc công dân ở và sinh sống tạm thời ở một nơi khác. Không phải là nơi mà công dân đăng ký thường trú. Thông thường đây là hình thức không ở lâu dài và chính thức. Mà chỉ ở trong khoảng thời gian ngắn xác định.

Nó được gọi là nơi cư trú chỉ sống trong một khoảng thời gian ngắn và không chính thức. Ngoài ra, công dân cần phải đăng ký tạm trú tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật

Trước khi Luật Cư trú 2020 ban hành và được áp dụng. Khi người dân đăng kí tạm trú thì sẽ được cấp sổ tạm trú. Tuy nhiên sau đó, nó được đơn giản hóa hơn. Các cơ quan quản lý cư trú sẽ cập nhập thông tin người dân trực tiếp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

>>> Xem thêm: trích lục đất là gì? Tìm hiểu về cách trích lục đất

2. Tạm trú là gì- Điều kiện để được xác nhận tạm trú

Điều kiện xác nhận tạm trú- OneDay
Điều kiện xác nhận tạm trú- OneDay

Người dân bắc buộc phải có giấy đăng ký tạm trú để được xác nhận tạm trú, .

Công dân phải đăng ký tạm trú khi sinh sống tại nơi ở hợp pháp ngoài phạm nơi ở thường trú từ 30 ngày trở lên dựa theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020

Thời hạn của đăng ký tạm trú không quá 02 năm và có thể được gia hạn nhiều lần

>>> Xem thêm: Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì? Thời Hạn Sử Dụng Là Bao Lâu- OneDay

3. Những nơi ở không được đăng ký tạm trú

Căn cứ theo điều 23 luật căn cước công dân quy định về những nơi không được phép đăng ký tạm trú bao gồm:

Chỗ ở có vị trí nằm trong khu vực bị cấm. Có thể là những khu vực cấm xây dựng hoặc chiếm lấn hành lang. Chẳng hạn như hành lang dùng để bảo vệ quốc phòng, an ninh, di tích lịch sử …. Bên cạnh đó, các khu vực nguy hiểm và được cảnh cáo về các thiên tay. Ví dụ như sạt lỡ đất, lũ quét, lũ ống cũng không được phép đăng ký tạm trú

Những nơi ở xây dựng trái phép và chưa đủ điều kiện xây dựng. Bên cạnh đó những chỗ ở nằm trong khu vực lấn chiếm trái phép cũng không được đăng ký tạm trú

Chỗ đang trong quá trình tranh chấp. Hoặc đang bị kiện tụng và bị kiếu nại về quyền sỡ hữu và có sự phán quyết từ pháp luật. Thêm vào đó, nhà ở đã có quyết định về việc thu hồi đất cho phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nơi ở đã có quyết định tịch thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỗ ở được sử dụng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện. Hoặc không có giấy chứng nhận bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật

Chỗ ở là nhà ở nằm trong diện quy hoạch và có quyết định phá bỏ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>> Xem Thêm : Giải chấp là gì? tìm hiểu về thủ tục giải chấp

4. Tạm trú là gì- Nơi xin xác nhận tạm trú

Nơi xin xác nhận- OneDay
Nơi xin xác nhận tạm trú- OneDay

Chắc hẳn rất nhiều người băng khoăng về việc xin xác nhận tạm trú tại đâu. Một số nơi mà các bạn có thể xin xác nhận tạm trú bao gồm:

Có thể đến và xin trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn. Đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, có thể xin tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Bên cạnh đó các bạn có thể đăng kí online thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

>>> Xem Thêm : Top 10+ Thủ Thuật Đăng Tin Bán Nhà Triệu View 2023 – OneDay

5. Đăng ký tạm trú theo quy định pháp luật

Đăng ký - OneDay
Đăng ký tạm trú- OneDay

Căn cứ theo điều 13 thông tư 55/2021/TT- BCA nêu rõ về quy định việc đăng ký tạm trú như sau:

Công dân có nhu cầu chuyển chỗ ở ngoài nơi đã được đăng ký tạm trú. Thì phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú mới. Công dân phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Nếu chỗ ở mới nằm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

Học sinh, sinh viên, học viên chuyển chỗ ở đến ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên. Ngoài ra những người lao động chuyển đến các khu nhà tập thể. Họ có thể đăng ký tạm trú tại những cơ quan quản lý trực tiếp tại chỗ ở đó

Bên cạnh đó trẻ em, người khuyết tật, người không có nơi nương tựa được cưu mang. Và sinh hoạt trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo cũng phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật 

Các cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhiệm vụ thành lập danh sách người tạm trú. Ngoài ra, phải đính kèm Tờ khai thông tin cư trú mới của từng người

Phải điền đúng thông tin về nơi cư trú hợp pháp được trong văn bản đề nghị đăng ký tạm trú. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Danh sách người tạm trú sẽ bao gồm các thông tin như: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.

6. Người tạm trú có mua nhà xã hội được không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 51 của Luật nhà ở 2014 có quy định như sau

Để mua được nhà ở xã hội, người dân phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội. Nếu trong trường hợp không thuộc diện thường trú tại nơi có nhà ở xã hội. Thì phải có giấy đăng ký tạm trú có thời hạn từ một năm trở lên tại tỉnh thành phố này

Ngoài ra dựa vào khoản 4 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP có quy định thêm như sau:

Người mua nhà ở xã hội phải cung cấp bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú. Ngoài ra cần phải có giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nơi mà có các dự án xây dựng về nhà ở xã hội

Tóm lại người tạm trú hoàn toàn có thể mua được nhà ở xã hội nếu có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú tại nơi có dự án xây dựng nhà ở xã hội. Ngoài ra cần phải có giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về khái niệm nghiệm thu là gì

7. Các trường hợp không cần đăng ký tạm trú

Dựa theo các quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2020 đã nêu rõ rằng: Công dân đến sinh sống tại những nơi hợp pháp ngoài phạm vi đăng ký thường trú để lao động học tập hoặc các mục đích khác trên 30 ngày thì phải đăng ký tạm trú

Như vậy nếu công dân sinh sống học tập và làm việc ở những nơi hợp pháp ngoài phạm vi đăng ký thường trú dưới 30 ngày thì sẽ không cần phải đăng ký tạm trú

Bên cạnh đó, nếu công dân di chuyển đến một nơi khác để sinh sống nhưng đã đăng ký thường trú tại nơi đó thì không cần phải đăng ký tạm trú

8. Tạm kết

Tóm lại, Việc đăng kí tạm trú là trách nhiệm của công dân và được pháp luật quy định rất cụ thể. Nó giúp các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý an ninh của người dân. Ngoài ra còn có thể xác định được vị trí nơi cư trú của mỗi người dân. Nó được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng trong các điều luật. Qua bài viết này OneDay hy vọng các bạn sẽ hiểu được khái niệm tạm trú là gì. Ngoài ra, nắm rõ các quy định của pháp luật về việc đăng ký tạm trú cho người dân. Theo dõi OneDay để xem các blog tiếp theo nhé

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam