Tài sản gắn liền với đất là một thuật ngữ rất hay gặp trong khía cạnh bất động sản. Nó là những loại tài sản cực kỳ có giá trị. Do đó việc hiểu rõ được các quy định của nhà nước về tài sản gắn liền với đất là rất cần thiết. Trong bài viết này, OneDay sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm tài sản gắn liền với đất là gì. Ngoài ra, OneDay cũng sẽ phân tích về các loại tài sản gắn liền với đất. Cũng như những quy định của pháp luật về việc cấp sổ đỏ cho các loại tài sản này.
1. Tài sản gắn liền với đất là gì?
Tài sản gắn liền với đất dùng để chỉ các tài sản không thể tách rời và di dời ra khỏi mảnh đất. Nó được xây dựng hoặc gắn liền với khu đất. Chẳng hạn như các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, nhà xưởng, cầu đường, cống hộp, hệ thống cấp thoát nước, và các công trình hạ tầng khác. Tài sản gắn liền với đất có tính chất cố định và rất khó hoặc không thể di dời sang một địa điểm khác.
Căn cứ vào pháp luật Việt Nam, tài sản gắn liền với đất không chỉ là những đồ vật hiện hữu. Mà nó còn bao quát các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản khác trên đất. Tài sản này là tiền đề và cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh doanh, giao thông qua lại, công nghiệp và sinh hoạt thường ngày. Các cá nhân cần phải tuân theo các quy định của pháp luật trong việc quản lý và sử dụng tài sản gắn liền với đất. Nhằm đảm bảo tính an toàn và vững bền cho môi trường và con người.
>>> Xem thêm: Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì? Thời Hạn Sử Dụng Là Bao Lâu- OneDay
2. Đặc điểm của các loại tài sản này- Tài sản gắn liền với đất là gì?
Tài sản gắn liền với đất là một trong những loại tài sản khác biệt. Nó có những đặc điểm đặc biệt sau để được xem như là tài sản gắn liền với đât:
– Không thể tách rời hoặc di dời: Những loại tài sản này thường có tính chất cố định. Do đó, nó không thể được di chuyển hay tách rời ra khỏi đất một cách dễ dàng. Tài sản gắn liền với đất được thi công hoặc xây dựng liền mạch .Và gắn chặt trên mảnh đất cụ thể. Chính vì thế, nó khó có thể được di chuyển.
– Tính liên kết chặt chẽ: Vì nó không thể di chuyển hoặc tách rời ra khỏi mảnh đất. Do đó, nó có sự liên kết mật thiết với mảnh đất mà nó được thi công hoặc lắp đặt trên . Nó cũng được xem như là một phần giá trị của mảnh đất. Và không thể tách rời dễ đang.
– Có giá trị cao: tài sản gắn liền với đất thường là loại tài sản có giá trị cao. Bên cạnh đó nó còn đòi hỏi một chi phí cực kỳ lớn. Để xây dựng nên, duy trì và sửa chửa nó. Do đó, phải thật cẩn thận trong việc giữ gìn và quản lý các loại tài sản này. Để sử dụng được lâu dài và giữ được giá trị của nó.
>>> Xem thêm: trích lục đất là gì? Tìm hiểu về cách trích lục đất
3. 4 Loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ
Có rất nhiều loại tài sản được gắn liền với đất. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng được cấp sổ đỏ. Theo quy định của nhà nước có 4 loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ. Đó là: nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà, rừng trồng và cây lâu năm. Theo Điều 31, 32, 33 và Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện chứng nhận sở hữu các loại tài sản này, cụ thể:
3.1 Quy định về chứng nhận sở hữu nhà ở- – Tài sản gắn liền với đất là gì?
Để được cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở khi làm Sổ đỏ. Điều này có nghĩa là các thông tin về nhà ở sẽ được ghi chép vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bao gồm cả quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ). Thì công dân phải đủ 02 điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Chủ sở hữu nhà ở phải thuộc diện đối tượng hợp pháp. Và được sở hữu nhà ở dựa trên quy định của pháp luật về nhà ở;
– Điều kiện 2: Có giấy tờ và văn bằng chứng minh việc xây dựng hợp pháp về nhà ở.
>>> Xem thêm: 3 Bước Trong Quy Trình Công Chứng Mua Bán Nhà Đất Là Gì – OneDay
3.2 Quy định về chứng nhận sở hữu các công trình khác không phải nhà ở
Để có thể cấp chứng nhận sở hữu các công trình không phải nhà ở. Công dân phải đủ các điều kiện theo quy định như sau:
Đối với chủ sở hữu đồng thời là người sử dụng đất
Dựa trên khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất Đai quy định về quyền sở hữu trong trường hợp là người sử dụng đất như sau:
- Trường hợp phải xin phép xây dựng thì phải kèm theo giấy phép hợp pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
- Giấy tờ chứng minh về sở hữu công trình xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp được Nhà nước quản lý và cung cấp sử dụng thì không cần.
- Giấy tờ đã được công chứng về việc mua bán, được tặng hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định
- Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng đã được hợp pháp về pháp lý. Và được Tòa án nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và cung cấp
Đối với các cá nhân, tập thể ở nước ngoài
Phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng hợp pháp. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp. Hoặc quyết định phê duyệt dự án hoặc đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hợp pháp
Cung cấp giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thuê đất thì phải cung cấp hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất. Tuy nhiên phải có có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình.
3.3 Quy định về chứng nhận sở hữu rừng trồng- – Tài sản gắn liền với đất là gì?
Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng và dùng với mục đích để trồng rừng. Bên cạnh đó, họ đã giao dịch trả tiền cho việc nhận chuyển nhượng rừng. Hoặc nộp tiền cho Nhà nước khi được giao rừng. Ngoài ra phải có các giấy tờ theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp chứng nhận sở hữu
>>> Xem thêm: Chung Cư Mini Là Gì? TOP 10 Mẫu Thiết Kế Hiện Đại – OneDay
3.4 Quy định về chứng nhận sở hữu cây trồng lâu năm
Pháp luật quy định về các loại cây có thể được cung cấp chứng nhận sở hữu. Các loại cây đó chẳng hạn như:
- Cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Cây dược liệu lâu năm.
- Cây cho gỗ và bóng mát
- cây cảnh quan lâu năm.
Cây lâu năm có đặc điểm như sau được cấp chứng nhận sở hửu:
Cây gieo trồng một lần và có thể thu hoạch sản phẩm nhiều lần. Hoặc sử dụng cho mục đích lấy gỗ. Các loại cây cây cảnh quan, bóng mát có thời gian từ lúc gieo trồng đến khi thanh lý trên 05 năm.
Thuộc một trong các nhóm cây sau: Cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hộ khẩu thường trú là gì
4. 7 Loại tài sản không được cấp giấy chứng nhận sở hữu
Theo các quy định tại điều 35 nghị định 43/2014/NĐ-CP Sẽ có 7 loại tài sản gắn liền với đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Cụ thể như sau:
- Tài sản gắn liền với đất thuộc thửa đất không có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
- Các loại công trình xây dựng hoặc nhà ở được xây dựng với mục đích tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính. Ngoài ra các công trình nằm ngoài phạm vi công trình chính nhầm mục đích để phục vụ vận hành và quản lý công trình chính
- Tài sản nằm trong diện giải tỏa, phá vỡ đã có quyết định thông báo của cơ quan nhà nước
- Các nhà ở và công trình được thi công sau khi công bố cấm xây dựng, xây dựng lắm, lấn chiếm các công trình hạ tầng kĩ thuật, di tích lịch sử. Ngoài ra các tài sản gắn liền không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của nhà nước
- Các loại tài sản gắn liền với đất không thuộc trong các loại được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật
- Tài sản trên các mảnh đất được sử dụng trái phép
5. Có được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê hay không
Căn cứ vào điểm đ Khoản 2 Điều 179 của Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể như sau:
Các hộ gia đình và cá nhân được nhà nước cho thuê và thu tiền thuế đất hằng năm hoàn toàn có quyền thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê. Việc thế chấp được áp dụng tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Do đó có thể đưa ra câu trả lời rằng. Các hộ gia đình và các cá nhân thuê đất. Được nhà nước cho thuê và thu tiền thuế đất hằng năm thì hoàn toàn có quyền thế chấp tài sản nhưng phải thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê
6. Tạm kết- Tài sản gắn liền với đất là gì?
Tóm lại, Tài sản gắn liền với đất là một thuật ngữ rất hay gặp trong khía cạnh bất động sản. Nó là những loại tài sản cực kỳ có giá trị. Do đó việc hiểu rõ được các quy định của nhà nước về tài sản gắn liền với đất là rất cần thiết. OneDay đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm tài sản gắn liền với đất là gì. Ngoài ra, OneDay cũng đã phân tích về các loại tài sản gắn liền với đất. Và những tài sản được cung cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật