Bạn là người quan tâm đến lĩnh vực bất động sản. Bạn đang tìm hiểu về Quy hoạch 1/500 nhưng chưa có nhiều thông tin. Bài viết này của OneDay là dành cho bạn. Dưới đây là khái niệm về quy hoạch 1/500 là gì và tất tần tật các thông tin liên quan đến chủ đề này. Hãy tham khảo ngay nhé.
1. Quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch 1/500 là gì? Quy hoạch 1/500 là một cách gọi tên của loại bản đồ về khu quy hoạch. Đây là cơ sở để xác định các cột mốc của khu vực được quy hoạch. Đồng thời cũng là căn cứ để thu hút các nhà đầu tư xây dựng và giải tỏa đền bù.
Quy hoạch 1/500 phải đi theo với một dự án cụ thể. Đây là cơ sở để xin cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) từ các cơ quan chức năng. Ngoài ra còn để lập dự án đầu tư xây dựng.
Bản đồ này phải thể hiện rõ ràng sự phân bố của các cơ sở hạ tầng có trong đó. Bên cạnh đó còn có tính chất và vai trò của khu đô thị.
- Tỷ lệ bản đồ 1/500 nghĩa là gì?
Tỉ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ so với thực tế. Ký hiệu: 1/500 hoặc 1:500 tức là theo tỉ lệ 1cm trên bản đồ thì bằng 5m trên thực tế.
Tham khảo thêm Đất ĐRM Là Đất Gì? Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất ĐRM Được Không?
2. Quy trình và điều kiện thực hiện quy hoạch 1/500 là gì?
2.1. Quy trình quy hoạch 1/500
Quy trình lập quy hoạch 1/500 là gì? Các bước thực hiện gồm có:
- Bước 1: Chuẩn bị tờ trình để tiến hành đề nghị thẩm định bản quy hoạch. Đây là cơ sở để xem xét việc phê duyệt thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 2: Có sự đồng ý của các chủ đầu tư và các cơ quan tổ chức quy hoạch. Tại bước này họ sẽ kiểm tra và xem xét đây có phải là dự án đáng để đầu tư hay không?
- Bước 3: Chuyển tài liệu và thông tin cần thiết cho bên liên quan. Lưu ý rằng những giấy tờ này đều cần có giá trị pháp lý.
- Bước 4: Nhận văn bản công nhận
- Văn bản công nhận này thể hiện rằng dự án vẫn còn giá trị hiệu lực. Và phải được cấp từ các cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 5: Thuyết trình kèm theo sơ đồ, các bản vẽ tùy theo yêu cầu và các hình ảnh minh họa.
- Bước 6: Đưa ra bản đồ. Trên đó phải thể hiện ranh giới hành chính. Ngoài ra còn có phạm vi và vị trí cụ thể của dự án. Cuối cùng là phải có các phần đã tiến hành phân chia bên trong lô đất đó.
- Bước 7: Thực hiện dự thảo về các nhiệm vụ cần thực hiện. Kèm theo đó là quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt.
* Thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch:
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 37/2010/NĐ-CP, thời gian của quá trình thẩm định quy hoạch diễn ra như sau:
– Thời gian để tiến hành thẩm định nhiệm vụ không được quá 20 ngày;
– Thời gian để tiến hành phê duyệt nhiệm vụ không được quá 15 ngày;
– Thời gian để tiến hành thẩm định đồ án không được quá 25 ngày;
– Thời gian để tiến hành phê duyệt đồ án không được quá 15 ngày.
2.2. Điều kiện để lập quy hoạch 1/500 là gì?
Đối với các dự án nhà ở là các khu chung cư có diện tích nhỏ hơn 2 ha. Hoặc các dự án có quy mô nhỏ có diện tích đất xây dựng dưới 5 ha thì không cần có quy hoạch 1/500. Mặc dù vậy, vẫn phải đảm bảo bản vẽ chi tiết về tổng mặt bằng tiến hành xây dựng, đường giao thông , kiến trúc công trình. Ngoài ra còn phải có hệ thống công trình tiện ích trong nội dung thiết kế cơ sở.
Còn lại, đối với những dự án có quy mô trên 5 ha hoặc các dự án chung cư trên 2ha thì điều này là bắt buộc. Các nhà đầu tư dự án phải có quy hoạch chi tiết 1/500. Nhưng phải dựa trên bản quy hoạch 1/2000 cái mà được cơ quan chức năng phê duyệt trước đó. Ở đây quy hoạch 1/2000 là đồ án chi tiết.
Cuối cùng, đối với những công trình đơn lẻ thì việc này là không cần.
Tham khảo thêm Quy Hoạch Là Gì? – Phân Loại Và Tại Sao Phải Quy Hoạch
2.3. Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/2000 và quy hoạch 1/500 là gì?
Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000 là gì được thể hiện ở 2 điểm sau:
- Địa điểm thực hiện:
Quy hoạch 1/2000: địa phương nơi có dự án, công trình cần tiến hành thực hiện.
Quy hoạch 1/500: các doanh nghiệp hoặc cơ quan hay các công ty bất động sản tiến hành thực hiện.
- Mục đích:
Mục đích của quy hoạch 1/500 là gì? Thì đối với bản quy hoạch 1/500, mục đích chính là các chủ đầu tư muốn định hướng đến các vấn đề cụ thể. Diễn ra trước khi khi thực hiện dự án. Mục đích là để các khách hàng cũng như những nhà đầu tư hiểu rõ vấn đề.
Còn đối với bản quy hoạch 1/2000, đơn vị thực hiện sẽ lấy ý kiến từ các đơn vị chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền. Mục đích là để định hướng cho việc xây dựng bản quy hoạch một cách cụ thể và xác thực.
Tham khảo thêm Hệ Số Sử Dụng Đất Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Của Nó
3. Cơ sở để được phê duyệt quy hoạch 1/500
Vậy cơ sở phê duyệt của khu quy hoạch 1/500 là gì? Dưới đây là 5 ý cần phải có :
- Vị trí cụ thể của từng khu vực ,công trình. Sự phân lô cũng cần rõ ràng và cụ thể.
- Có dự kiến về mật độ dân số cho mỗi khu vực và cả bộ dự án.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- Chứng minh quyền sở hữu đất.
- Bộ nguyên tắc thiết kế.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500?
Những cơ quan có thẩm quyền để tiến hành quá trình phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 được đề cập đến ngay trong điều 31 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ( được sửa đổi nghị định 72/2019/NĐ-CP) thì gồm các cơ quan sau:
- Bộ xây dựng: chịu trách nhiệm phê duyệt quy hoạch theo tỷ lệ 1/500. Đối tượng được phê duyệt các dự án là nơi thuộc quyền cấp phép của thủ tướng chính phủ
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: chịu trách nhiệm phê duyệt quy hoạch 1/500. Đối tượng phê duyệt các dự án là nơi thuộc quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: chịu trách nhiệm phê duyệt quy hoạch theo tỷ lệ 1/500. Nó thuộc thẩm quyền cấp phép bởi Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các đồ án này phải thuộc quy hoạch phân khu, chi tiết xây dựng và xây dựng nông thôn.
Tham khảo Nhà Riêng Là Gì? Việc Sở Hữu Nhà Ở Riêng Lẻ Cần Phải Biết Những Gì?
5. Tạm kết
Qua bài viết trên của OneDay chắc bạn đã nắm được Quy hoạch 1/500 là gì và quy trình để thực hiện nó. Quy hoạch 1/500 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mốc lộ giới khu vực và là cơ sở để thực hiện xây dựng các công trình. Bằng việc tuân thủ quy hoạch và sử dụng bản đồ quy hoạch 1/500, ta có thể đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu quy hoạch trong lĩnh vực xây dựng công trình.