Trong truyền thống cha ông ta từ xưa đến nay, thờ cúng ông bà tổ tiên là một nét văn hóa luôn được coi trọng, truyền từ đời này đến đời khác. Vì thế phong thủy phòng thờ luôn là điều đặc biệt được quan tâm. Từ việc chọn vị trí trong nhà để đặt bàn thờ đến việc chọn các vật phẩm để trang trí. Tất cả đều được chuẩn bị kỹ lưỡng cẩn thận tới chi tiết nhỏ nhất. Để dễ dàng tổng hợp được những điều này, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết của OneDay dưới đây nhé.
1. Tầm quan trọng của phong thủy phòng thờ
Trong gia đình, bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, thần phật, là nơi thể hiện sự thành tâm, tưởng nhớ, sự kính trọng của gia chủ đối với những người đã khuất. Đây là nơi tâm linh nhất trong gia đình, mang có ý nghĩa rất lớn.
Bên cạnh đó, người lớn cúng bái ông bà tổ tiên còn muốn dạy con cháu phải biết kính trọng và tưởng nhớ về nguồn cội của mình. Dù đi đâu thì quê hương, gia đình, tổ tiên là những điều mà không bao giờ được quên.
Chính vì thế phong thủy phòng thờ rất quan trọng. Một phòng thờ được bày trí gọn gàng, sạch sẽ trang nghiêm sẽ thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Từ đó giúp gia đình được che chở, phù hộ độ trì, đón nhiều may mắn tài lộc, bình an và hạnh phúc. Nếu đặt bàn thờ sai vị trí có thể ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy. Vì thế, trước khi chọn phòng thờ, gia đình thường phải xem xét thật kỹ để không có sai sót nào.
2. Các nguyên tắc cơ bản của phong thủy phòng thờ
2.1. Vị trí của phòng thờ
Theo phong thủy phòng thờ, vị trí đặt nên là “Tọa cát – Hướng cát”. Không chỉ đặt ở vị trí đẹp mà hướng còn phải tốt nữa.
Vậy nên tránh đặt ở các vị trí xấu như Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát.
Hướng nên đặt là các hướng Sinh Khí, Thiên Y, PHục Vị, Diên Nhiên. Không được đặt hướng ngược hướng nhà, tránh hai hướng không đẹp là Đông Bắc và Tây Nam. Tham khảo thêm về bài trí bàn thờ thần tài.
2.2. Kích thước của bàn thờ
Kích thước bàn thờ được quy định là tương ứng với kích thước của lỗ ban. Trên thước này có các cung sinh khí, phúc, linh… Để đảm bảo đem lại nhiều tài lộc may mắn cho gia đình cần chọn kích thước ứng với các cung cát này.
Độ cao cần tỉ lệ với gia chủ. Nếu cao quá thì gây khó khăn trong việc cúng bái, thấp quá lại thể hiện sự thiếu tôn nghiêm. Do đó cần biết điều chỉnh một cách phù hợp.
2.3. Ánh sáng của phòng thờ
Ánh sáng là một điều cực kỳ quan trọng. Cần đảm bảo 2 yếu tố. Có ánh sáng tự nhiên để không bị u ám và có đèn vàng ấm để mang đến sự trang nghiêm.
Không nên lắp quá nhiều đèn thờ. Không lắp đèn chiếu thẳng vào ảnh thờ, đây là điều rất tối kỵ mà bất kỳ gia đình nào cũng nên tránh.
2.4. Màu sắc của phòng thờ
Trong phong thủy phòng thờ, màu sắc cũng rất quan trọng. Nên chọn màu sắc tối giản nhưng không kém phần trang nghiêm. Một số tông màu thường được dùng như nâu, vàng kem, màu sơn mài, màu gỗ…Tránh các màu chói, quá nổi bật. Điều này là không tốt trong phong thủy.
2.5. Bố trí trên bàn thờ
Một số đồ vật có trên bàn thờ như bát hương, di ảnh thờ, mâm bồng, lọ hoa, chén, đèn dầu hoặc chân nến. Lưu ý không được đặt một cách tùy tiện. Phải đặt đồ một cách có trật tự. Một số đồ vật không nên có như đồ giả, giấy tiền vàng mã (không để quá lâu)….
3. Các vật phẩm trang trí phòng thờ
3.1. Đỉnh đồng – phong thủy phòng thờ
Đỉnh đồng được coi như ngồi nhà cho người đã khuất. Đỉnh đồng được thiết kế rất đẹp, chạm khảm hoa văn vô cùng độc đáo, cấu trúc vững chắc. Đỉnh đồng thể hiện sự thành kính của con cháu đối với tổ tiên mình. Ngoài ra, nó có thể đốt hương trầm để tẩy rửa ô uế, làm cho không gian thờ cúng linh thiêng và thanh tịnh hơn.
3.2. Đôi nến đồng
Trong phong thủy phòng thờ, đôi nến đồng mang ý nghĩa đại diện cho trời đất, cho sự hòa hợp về âm dương. Mang đến cho gia đình sự thịnh vượng và may mắn. Trong quan niệm ngũ hành có chứa đựng yếu tố hỏa, góp phần tạo nên sự cân bằng ngũ hành cho bàn thờ cúng.
3.3. Đôi hạc đồng – phong thủy phòng thờ
Theo quan niệm tâm linh, vật trang trí này mang ý nghĩa cho sự cao đẹp. Hạc đại diện cho sự thanh cao, tao nhã, thuần khiết. Đây là những đức tính của các bậc tu sĩ xưa. Do vậy từ xa xưa, ông cha ta đã rất thích đặt ở trên bàn thờ tổ tiên để thể hiện sự kính trọng.
4. Các lưu ý khi thiết kế phong thủy phòng thờ
Phòng thờ kiêng kỵ nhất là đặt ngược hướng với hướng nhà. Theo phong thủy, hướng này sẽ làm cho gia đình dễ xảy ra xích mích, người trong nhà để bị đau ốm, bệnh tật liên miên.
Không để phòng thờ xung với cửa. Điều này làm mất đi sự liêng thiêng, tôn kính nghỉ ngơi của tổ tiên. Đặc biệt là dễ bị gió thổi vào bát hương, làm cho linh khí không tụ được, đồng thời thổi sát khi vào nơi thờ cúng. Vị trí này làm cho gia chủ tổn hại lộc, dễ gặp tai nạn, xui xẻo trong cuộc sống. Có thể dùng rèm hoặc vách ngăn để hóa giải sát khí, tránh rủi ro.
Không để phòng thờ gần bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm. Phòng thờ là nơi linh thiêng, nếu để vị trí này sẽ ảnh hưởng tới nơi tâm linh, hay nơi hội tụ linh khí của gia đình. Để vị trí này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh tật liên miên, công việc không được suôn sẻ.
Không được để ở dưới xà ngang, gầm cầu thang. Đây là điều cực kỳ kiêng kỵ trong việc thiết kế phòng thờ. Vị trí này sẽ tạo nên cảm giác đè nén, áp lực trong khi đây là nơi để tổ tiên nghỉ ngơi, cần sự yên bình. Do đó, gia đình dễ gặp vấn đề về đau ốm, hay đau lưng, ảnh hưởng nhiều tới vận khí.
Một điều lưu ý nữa là không để phòng thờ bị bẩn. Bàn thờ bừa bộn, nhiều bụi bẩn. Phòng không ngăn nắp, sạch sẽ. Đây là điều cấm kỵ, điều này thể hiện sự coi thường đối với tổ tiên. Do đó cần đảm bảo nơi đây luôn sạch sẽ, gọn gàng. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và đường tài vận của gia đình.
5. Tạm kết – phong thủy phòng thờ
Qua bài viết trên, phải khẳng định một lần nữa rằng, phong thủy phòng thờ là điều rất quan trọng trong mỗi gia đình Việt Nam. Thờ cúng là một nét văn hóa linh thiêng có từ bao đời. Chỉ cần sai một hướng cũng có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Chính vì thế, OneDay hy vọng rằng qua những thông tin được cung cấp ở bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.