Nhà liền kề đang trở thành một lựa chọn phổ biến đối với nhiều người trong các thành phố lớn. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa tiện ích căn hộ và ngôi nhà. Mô hình này sẽ mang đến một phong cách sống độc đáo và tiện ích cho cư dân đô thị. Trong bài viết này, OneDay sẽ cung cấp thông tin về nhà liền kề, từ đặc điểm nổi bật đến lợi ích của việc lựa chọn loại hình nhà ở này.
1. Nhà liền kề là gì?
Còn gọi với cái tên là nhà phố liền kề
Nhà liền kề tiếng anh gọi là Row Houses
Còn pháp luật Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “nhà liền kề” mà thay vào đó gọi là “nhà liên kế”. Theo Quyết định 42/2005/QĐ-BXD ngày 29/11/2005 về việc ban hành TTXDVN 335:2005 “Nhà ở liên kế – Tiêu chuẩn thiết kế”
>>> Nhà liên kế được định nghĩa là loại nhà ở riêng; gồm các căn hộ được xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy; trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của nhà; cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.
2. 9 Đặc điểm tiện lợi của nhà liền kề
- Thiết kế đa dạng, đẹp mắt: Có nhiều loại thiết kế từ cổ điển đến hiện đại, phục vụ nhu cầu và sở thích của mọi người.
- Nhiều tiện ích cuộc sống được tích hợp trong khuôn viên: Từ trường học, nhà hàng, công viên, khu vui chơi giải trí,…đều rất thuận tiện.
- Cơ sở hạ tầng, giao thuận lợi: Cơ sở hạ tầng được đảm bảo ở mức cao nhất.
- Vị trí xây dựng nằm trong khu đô thị, dân trí cao: Giá trị của một ngôi nhà không hề nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc khu phố nhà bạn đều là những đối tượng có dân trí cao; nếp sống văn minh, hiện đại và có tầm hiểu biết nhất định.
- Vừa yên tĩnh vừa thoáng mát: khu vực xung quanh của dự án luôn được đảm bảo sự sạch sẽ và yên tĩnh. Bạn sẽ không cần lo lắng đến vấn đề ồn ào, khói bụi như ở phía ngoài dự án.
- Nhà liền kề được bán theo kiểu hoàn thiện cơ bản và hoàn thiện đầy đủ
- Pháp lý rõ ràng, sổ hồng vĩnh viễn
- Mức giá nhà liền kề phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
- Thủ tục mua bán nhà liền kề khá nhanh chóng và đơn giản: Khi mua nhà xong bạn có thể chuyển vào ở liền ngay lập tức.
>>> XEM THÊM Cập Nhật Giá Vinhomes Quận 9 Mới Nhất 2023 – OneDay
3. 3 Nhược điểm lớn của nhà liền kề
- Khó khăn trong công việc thay đổi thiết kế lại theo ý mình. Do các căn nhà đều xây gần giống nha
- Rắc rối trong khâu làm việc với ban quản lý khi có vấn đề. Trong trường hợp xảy ra tình trạng hư hỏng; xuống cấp thì việc sửa chữa cải tạo gặp nhiều khó khăn. Do hệ thống điện nước giữa các căn hộ nó có sự liên quan với nhau; và nó được thiết kế đồng bộ ngay từ khi khởi công.
- Không phù hợp với người yêu thích không rộng rãi, riêng tư. Cũng sẽ có những dạng nhà rút gọn hoàn toàn thiết kế này. Chính vì vậy; nếu là người yêu thích rộng rãi thì có lẽ nhà liên kế không phải là lựa chọn thực sự phù hợp với bạn.
4. Pháp lý của nhà liền kề
Pháp lý của nhà thường tương tự như mua bán nhà ở riêng lẻ. Bao gồm việc có hợp đồng mua bán; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất và các thủ tục liên quan.
Nhà liền kề hay còn được gọi là nhà thương mại có tính pháp lý được quy định rõ ràng tại Điều 3, Luật Nhà ở 2014. Hình thức sử dụng nhà liên kế sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tờ giấy này sẽ giúp bạn xử lý mọi vấn đề về kiện tụng hay tranh chấp một cách nhanh chóng hơn; và không gặp phải rắc rối không đáng có. Khi mua nhà liên kế cần phải hết sức chú ý; để nghiên cứu và xem xét tính xác thực của giấy chứng nhận quyền chủ sở hữu.
5. So sánh điểm giống và khác nhau của nhà liền kề và shophouse
5.1 Điểm giống nhau
- Vị trí thuận lợi: Cả nhà liền kề và shophouse thường nằm ở các vị trí đắc địa trong thành phố.
- Đều là mẫu căn hộ nhà ở mới, và có sự giống nhau trong thiết kế. Cả hai đều là những dãy nhà liên kế. Tức những căn nhà xây dựng liên tiếp, sát nhau; không có khoảng trống hay sân vườn ngăn cách nhà – nhà.
- Thiết kế linh hoạt: Cả hai loại hình đều có thiết kế linh hoạt; phù hợp với nhiều mục đích sử dụng.
5.2 Điểm khác nhau
Nhà liền kề | Shophouse |
Thường dành cho mục đích ở Có diện tích nhỏ hơn |
Trong khi shophouse thường kết hợp cả mục đích kinh doanh và ở. Shophouse thường có diện tích lớn hơn, phù hợp cho kinh doanh |
6. 5 Rủi ro khi mua nhà liền kề cần ghi nhớ
- Chất lượng nhà ở không đảm bảo: Phần lớn các căn nhà xây sẵn trên thị trường với mức giá rẻ thường được các chủ đầu tư làm theo dạng cuốn chiếu, vừa xây xong là rao bán ngay rồi lại xây tiếp căn khác. Nếu tiết kiệm được tiền mua nhà với giá rẻ thì chỉ sau vài tháng; số tiền đó có thể đã tăng lên thêm vài trăm triệu nữa cho việc sửa chữa.
- Vị trí không tốt: Thường nằm ở những khu vực rất xa trung tâm thành phố, các quận vùng ven như Thủ Đức, Nhà Bè,…và trong những tuyến đường nhỏ; hẻm ít người sinh sống – những khu vực mà cơ sở hạ tầng vẫn chưa được hoàn thiện; ít tiện nghi sống, dễ ngập lụt, an ninh không đảm bảo,…
- Pháp lý không rõ ràng: Sau khi hoàn tất thủ tục mua nhà, ngoài việc phải đối mặt với rủi ro về chất lượng và các chi phí sửa chữa thì người mua còn gặp rủi ro về vấn đề pháp lý của căn nhà. Vì chung chủ quyền đất nên thường xảy ra tình trạng lấn chiếm diện tích; dẫn đến tranh chấp, kiện tụng rất khó giải quyết.
- Sự cố kỹ thuật: Các sự cố về kỹ thuật như hỏa hoạn, hỏng hóc cơ sở hạ tầng có thể xảy ra.
- Thị trường bất động sản không ổn định: Một khi đã “lỡ” mua phải những căn nhà phố kém chất lượng này, sẽ rất khó để bạn có thể bán lại chúng với giá hòa vốn chứ đừng nói là với giá cao hơn. Mà việc tiếp tục ở trong những ngôi nhà đang xuống cấp này cũng không hề thoải mái.
Tạm kết
Như vậy, nhà liền kề mang đến không gian sống độc đáo, tiện nghi và tiềm năng tăng giá trị, là lựa chọn lý tưởng cho cuộc sống đô thị. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng, hiểu rõ về các khía cạnh pháp lý trước khi quyết định mua. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để mua loại hình bđs phù hợp nhất. Theo dõi OneDay để đọc nhiều bài viết hữu ích nhé