Từ thời xa xưa ông bà ta đã biết áp dụng ngũ hành vào cuộc sống, và rất ứng nghiệm. Trong thời buổi hiện nay thuyết Ngũ Hành ít được nhắc đến cho khoa học đã phát triển và khám phá ra nhiều điều hơn. Nhưng còn rất nhiều bí ẩn khó lý giải trong đời sống như việc tương hợp hài hòa lẫn nhau hoặc xung khắc bản mệnh,.. Hãy cùng OneDay tìm hiểu về thuyết ngũ hành tương sinh – tương khắc nhé
1. Khái niệm về quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc?
Đầu tiên, hãy cùng OneDay tìm hiểu về quy luật của ngũ hành là gì? Và sự tương sinh tương khắc ở trong đó nhé!
1.1 Ý nghĩa của ngũ hành là gì?
Theo dòng thời gian và sự vận động không ngừng nghỉ của vũ trụ; những vật chất đầu tiên và sơ khai xuất hiện trên thế giới được khái quát gồm 5 yếu tố: KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ
Vậy ngũ hành là 5 yếu tố tác động rất lớn đến sự vận hành của trái đất và con người, các yếu tố này chịu tác động và kiểm soát lẫn nhau. Bù trừ cho nhau tạo nên một liên kết tuyệt đối giúp cân bằng vạn vật
- Kim là nguyên tố kim loại
- Mộc là nguyên tố cây, gỗ
- Thủy lả nguyên tố nước, hoặc những vật thể lỏng
- Hỏa là nguyên tố lửa
- Thổ là nguyên tố đất
1.2 Khái quát về ngũ hành tương sinh?
Quy luật ngũ hành tương sinh: là những nguyên tố trong ngũ hành sẽ hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy, tăng trưởng cho yếu tố kia, phát triển tốt hơn.
- Mộc sinh Hỏa: Nguyên tố Mộc là cây, gỗ khi đốt cháy sẽ bốc lửa, gỗ cháy càng nhiều lửa(Hỏa) sẽ càng mạnh
- Hỏa sinh Thổ: Nguyên tố Hỏa là lửa khi cháy rức sẽ thiêu hết tất cả thành tro tích tụ nhiều thành nguyên tố Đất, địa
- Thổ sinh Kim: Nguyên tố Thổ là đất, những nơi có đất màu mỡ hoặc các mỏ đất sẽ tích tụ nhiều hợp Kim, Kim loại quý
- Kim sinh Thủy: Kim loại khi được nấu chảy sẽ thành dung dịch lỏng, hình thành nguyên tố Thủy
- Thủy sinh Mộc: Thủy là nguyên tố nước, giúp cho cây cối(Mộc) tươi tốt, nảy mầm
1.3 Khái quát về ngũ hành tương khắc?
Quy luật ngũ hành tương khắc là: quy luật này trái ngược lại với ngũ hành tương sinh. Nguyên tố này sẽ khắc chế nguyên tố kia, kiềm hãm sẽ phát triển hoặc là dập tắt hẳn
- Thủy khắc Hỏa: Nguyên tố nước sẽ làm tắt lửa.
- Hỏa khắc Kim: Dùng lửa để hóa lỏng kim loại
- Kim khắc Mộc: Dùng những vật như đinh hoặc sắt đóng vào gỗ hoặc chặt bằng búa rìu đề là dùng các nguyên tố kim loại để phá nguyên tố Mộc
- Mộc khắc Thổ: Cây cối sẽ hút hết dưỡng màu mỡ chất của đất
- Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước, hoặc nước làm lỏng đất, trôi đất. 2 nguyên tố này khắc chế lẫn nhau
2. Chi tiết về 5 yếu tố trong ngũ hành tương sinh – tương khắc
Trong ngũ hành có 5 nguyên tố là KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ; vạn vật trên trái đất đều sinh trưởng từ 5 nguyên tố cơ bản này. Hãy cùng OneDay tìm hiểu chi tiết nhé!
2.1 Ngũ hành tương sinh của người mệnh Kim
Người mệnh Kim được sinh vào các năm như: Nhâm Dần 1962, Quý Mão 1963, Canh Tuất 1970, Tân Hợi 1971, Giáp Tý 1984, Ất Sửu 1985, Nhâm Thân 1992, Quý Dậu 1993, Canh Thìn 2000 và Tân Tỵ 2001.
Người mệnh Kim thể hiện cho sự chính xác, sức mạnh và sự quyết tâm.
Ưu điểm người mệnh Kim | Nhược điểm người mệnh Kim |
---|---|
– Sự lạc quan yêu đời, giỏi giao tiếp, biết cách sắp xếp mọi việc – Là người luôn có mục tiêu, kiên định theo đuổi mục tiêu đến cùng. Dễ dàng thích nghi với mọi thứ thay đổi xung quanh |
– Khá bướng bỉnh, cứng đầu, có chút bảo thủ – Ít nghe lời người khác khuyên, ít kiên nhẫn, thường coi mình là trung tâm, và toan tính mọi chuyện |
Theo ngũ hành tương sinh: mệnh Kim rất hợp với mệnh Thổ. Nếu người mệnh Kim làm việc với người mệnh Thổ sẽ đem lại nhiều may mắn thuận lợi trong công việc và hôn nhân. Vì Thổ sinh dưỡng ra kim loại, nếu kim loại càng tích trữ lâu trong đất sẽ lại thành các quặng kim loại cực quý hiếm
2.2 Ngũ hành tương sinh của người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc được sinh vào các năm như: Mậu Tuất 1958, Kỷ Hợi 1959, Nhâm Tý 1972, Quý Sửu 1973, Canh Thân 1980, Tân Dậu 1981, Mậu Thìn 1988, Kỷ Tỵ 1989, Nhâm Ngọ 2002, Quý Mùi 2003…
Đặc trưng của người mệnh Mộc là trí tuệ, sự sáng tạo trong công việc, cách giao tiếp sắc sảo.
Ưu điểm người mệnh Mộc | Nhược điểm người mệnh Mộc |
---|---|
– Sự nhanh nhẹn, tư duy mạch lạc logic, đầu óc cực kì nhạy bén. – Họ là những người nghiêm túc, hào phóng và rất công bằng |
– Nhưng lối sống của họ không ổn định, lúc thì thích xô bồ nhôn nhịp, lúc thì muốn yên tĩnh, nhẹ nhàng – Hay chống đối và bất đồng quan điểm với những mối quan hệ đồng nghiệp cấp trên cấp dưới |
Theo ngũ hành tương sinh: mệnh Mộc hợp với người mệnh Thủy, vì cây cối cần nước để có thể nảy mầm và phát triển. Càng được sự hỗ trợ cây cối sẽ càng lớn mạnh hơn. Cũng như trong cuộc sống, nếu người mệnh Mộc làm ăn hoặc kết hôn với người mệnh Thủy sẽ giúp cải thiện đời sống, phát huy được điểm mạnh của bản thân.
2.3 Ngũ hành tương sinh của người mệnh Thủy
Những người mệnh Thủy được sinh vào các năm: Bính Ngọ 1966, Đinh Mùi 1967, Giáp Dần 1974, Ất Mão 1975, Nhâm Tuất 1982, Quý Hợi 1983, Bính Tý 1996, Đinh Sửu 1997, Giáp Thân 2004, Ất Tuất 2005…
Người mệnh Thủy được biết đến là những người nhẹ nhàng hòa đồng, có tài ăn nói và khả năng thuyết phục người khác
Ưu điểm người mệnh Thủy | Nhược điểm người mệnh Thủy |
---|---|
– Người mệnh Thủy thường rất nhẹ nhàng mỏng manh – Họ rất khéo léo trong giao tiếp và sắp xếp công việc – Cách nói chuyện của họ đôi lúc cũng khá thẳng thắn, đề cao sự công bằng |
– Ẩn sâu trong nội tâm người mệnh Thủy khá thâm sâu, họ thường để bụng và bộc phát rất mãnh liệt không cho người khác cơ hội sửa sai – Đa số người mệnh Thủy đều hướng nội |
Mệnh Thủy trong ngũ hành tương sinh với mệnh Kim: Lí giải rằng khi làm nóng chảy kim ta sẽ có được chất lỏng, từ kim sẽ sinh ra thủy, nên nếu người mệnh Thủy kết hợp hoặc được sự hỗ sợ từ mệnh Kim. Sẽ giúp mở rộng của cải tiền tài, vận khí được cải thiện, hợp đường con cái.
2.4 Ngũ hành tương sinh của người mệnh Hỏa
Người mệnh Hỏa sinh vào các năm như: Giáp Tuất 1994, Ất Hợi 1995, Bính Thân 1956, Đinh Dậu 1957, Giáp Thìn 1964, Ất Tỵ 1965, Bính Dần 1986, Đinh Mão 1987, Mậu Ngọ 1978, Kỷ Mùi 1979…
Khi nhắc đến người mệnh Hỏa họ sẽ hình dung được một người sôi nổi, hoạt bát. Nhưng cũng có những người khá nóng tính, sẽ khiến người đối diện có cảm giác bức bách khó gần
Ưu điểm người mệnh Hỏa | Nhược điểm người mệnh Hỏa |
---|---|
– Là người luôn chủ động và có quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình, có tham vọng quyền lực – Rất tốt bụng, ấm áp và nhiệt tình – Luôn năng nổ và có trách nhiệm với những việc mình làm |
– Thiếu kiên nhẫn, có chút nóng nảy, thiếu suy nghĩ – Họ hay thể hiện vẻ ngạo mạn, khoa trương |
Mệnh Hỏa trong ngũ hành tương sinh với mệnh Mộc: trong công việc hay hôn nhân thì nên ưu tiện kết hợp với người mệnh Mộc, sẽ giúp mọi việc diễn ra nhanh chóng tránh gặp những điều xấu cản trở. Khi có được sự giúp sức này thì người mệnh Hỏa sẽ cực kì thành công trong công việc
2.5 Ngũ hành tương sinh của người mệnh Thổ
Những người mệnh Thổ sinh vào những năm là: Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977, Canh Ngọ 1990, Tân Mùi 1991, Mậu Dần 1998, Kỷ Mão 1999…
Người mệnh Thổ thường có tính cách trầm tĩnh, ôn nhu, từ tốn. Nhìn bề ngoài họ sống khá đơn giản
Ưu điểm người mệnh Thổ | Nhược điểm người mệnh Thổ |
---|---|
– Biết rõ lợi thế của bản thân mình và dùng nó để làm việc tốt hơn – Có lối sống rất kỷ luật và sống rất tình cảm |
– Thiếu quyết đoán – Thường thích chọn làm việc ổn định hơn là những việc phá cách |
Theo thuyết ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ. Khi kết hợp với người mệnh Hỏa thì công việc của họ rất hanh thông, mọi việc tiến triển rất tốt. Trong cuộc sống cũng có nhiều điều thú vị hơn
3. Ứng dụng thực tế của quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc
3.1 Ứng dụng màu sắc
Mỗi mệnh trong ngũ hành sẽ có màu sắc phong thủy tương hợp khác nhau, các tông màu phù hợp các mệnh như:
- Mệnh Hỏa hợp với màu đỏ, hồng, da cam, tím
- Mệnh Thổ hợp màu nâu sẫm, vàng đậm
- Mệnh Mộc là màu xanh lá cây
- Mệnh Kim hợp với các màu vàng sáng, bạc, trắng
- Mệnh Thủy có màu đại diện là xanh nước biển, đen, xám
3.2 Ứng dụng chọn hướng nhà đất
Khi 5 nguyên tố ngũ hành ứng dụng trong việc lựa chọn nhà đất
- Gia chủ thuộc Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
- Chủ nhà Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
- Người Mệnh Thủy nên chọn thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
- Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
- Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
3.3 Ứng dụng vào y học
Học thuyết ngũ hành trong y học được ứng dụng vào việc quan sát quy nạp. Sau đó nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ:
Trong điều kiện bình thường (sinh lý):
Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau,; thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia)
3 ứng dụng của ngũ hành trong Y Học là
- Để chẩn đoán bệnh tật
- Để tìm tính năng và tác dụng của thuốc
- Để tiến hành công tác bào chế thuốc men
Tạm kết
Mong rằng những kiến thức về ngũ hành tương sinh – tương khắc và ứng dụng của nó sẽ giúp cho bạn mọi việc suôn sẻ, thu hút nhiều vận may hơn. OneDay khuyên bạn khi gặp văn đề gì cũng nên suy xét rồi mới ra quyết định, mọi chuyện cần diễn ra thực tế và tránh nhiều rủi ro nhất có thể, đừng quá mê tín mà mất đi bản chất thật của sự việc