Trong triết học cổ, Ngũ hành được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực phong thủy, nhân tướng học, hoặc chu kì vũ trụ,.. Trong ngũ hành có 5 nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi thật sự thấu hiểu những quy luật vận hành của 5 nguyên tố ngũ hành này thì ta sẽ có hướng giải quyết cho rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây trong hạng mục phong thủy của bất động sản OneDay nhé!
1. Khái niệm ngũ hành là gì
Thuyết ngũ hành được hình thành dựa trên 5 nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 5 Nguyên tố này sẽ tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Từ đó, chuyển hóa tái sinh ra nhiều dạng vật chất trong thiên nhiên và ngũ tạng trong cơ thể sống
Nguyên tố ngũ hành | Tượng trưng | Tính chất |
---|---|---|
Hành Kim | Kim loại | Cứng rắn, mạnh mẽ, lạnh lẽo |
Hành Mộc | Cây cối | Khởi đầu, sức sống vươn lên |
Hành Thủy | Nước, chất lỏng | Uyển chuyển, linh hoạt |
Hành Hỏa | Lửa | Năng lượng, nhiệt huyết |
Hành Thổ | Đất đai | Kiên định, vững vàng |
Thuyết ngũ hành sẽ không bao giờ mất đi, mà sẽ luôn tồn tại theo sự phát triển của không gian và thời gian. 5 nguyên tố cơ bản nhất sẽ là nền tảng để vạn vật trong vũ trụ được vận động và sinh trưởng.
2. 4 Quy luật trong ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Trong ngũ hành có tồn tại 4 quy luật tuần hoàn cơ bản nhất. Thể hiện rõ sự biến đổi sinh ra và mất đi của vạn vật trong vũ trụ. Hãy cùng OneDay tìm hiểu chi tiết 4 quy luật này sau đây:
Xem thêm: Lí Giải Huyền Bí Ngũ Hành Tương Sinh – Tương Khắc – OneDay
2.1 Quy luật ngũ hành tương sinh
Quy luật ngũ hành tương sinh: là những nguyên tố trong ngũ hành sẽ hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy, tăng trưởng cho yếu tố kia, phát triển tốt hơn.
- Mộc sinh Hỏa: Nguyên tố Mộc nghĩa là cây, là gỗ khi đốt cháy sẽ bốc lửa, gỗ cháy càng nhiều lửa(Hỏa) sẽ càng mạnh
- Hỏa sinh Thổ: Nguyên tố Hỏa là lửa khi cháy rức sẽ thiêu hết tất cả thành tro tích tụ nhiều thành nguyên tố Đất, địa
- Thổ sinh Kim: Nguyên tố Thổ là đất, những nơi có đất màu mỡ hoặc các mỏ đất sẽ tích tụ nhiều hợp Kim, Kim loại quý
- Kim sinh Thủy: Kim loại khi được nấu chảy sẽ thành dung dịch lỏng, hình thành nguyên tố Thủy
- Thủy sinh Mộc: Thủy là nguyên tố nước, giúp cho cây(Mộc) cối tươi tốt, nảy mầm
2.2 Quy luật ngũ hành tương khắc
Quy luật ngũ hành tương khắc là: quy luật này trái ngược lại với ngũ hành tương sinh. Nguyên tố này sẽ khắc chế nguyên tố kia, kiềm hãm sẽ phát triển hoặc là dập tắt hẳn
- Thủy khắc Hỏa: Nguyên tố nước sẽ làm tắt lửa.
- Hỏa khắc Kim: Dùng lửa để hóa lỏng kim loại
- Kim khắc Mộc: Dùng những vật như đinh hoặc sắt đóng vào gỗ hoặc chặt bằng búa rìu đề là dùng các nguyên tố kim loại để phá nguyên tố Mộc
- Mộc khắc Thổ: Cây cối sẽ hút hết dưỡng màu mỡ chất của đất
- Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước, hoặc nước làm lỏng đất, trôi đất. 2 nguyên tố này khắc chế lẫn nhau
2.3 Quy luật ngũ hành phản sinh
Quy luật phản sinh nghĩa là mọi vật chất khi phát triển quá nhiều sẽ gây ra sự thừa thãi, tắc nghẽn.
Ví dụ như trong ăn uống ăn khỏe là tốt nhưng nên dừng ở mức vừa và đủ; khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa chất gây ra bệnh tật hoặc dẫn đến tử vong.
- Thổ sinh Kim, nhưng Thổ quá nhiều sẽ vùi lấp Kim.
- Hỏa sinh Thổ, nhưng Hỏa nhiều Thổ sẽ thành than.
- Mộc sinh Hỏa, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt, không thể cháy mạnh.
- Thủy sinh Mộc, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi.
- Kim sinh Thủy, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
2.4 Quy luật ngũ hành phản khắc
Quy luật phản khắc nghĩa là khi sự khắc chế nguyên tố khác không đủ lớn để kiềm hãm sẽ gây sự tổn thương cho chính nguyên tố đó, gây nên phản tác dụng
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị sạt lở, bào mòn.
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy cạn.
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
3. Tìm hiểu về hành Kim
❝ Mệnh Kim có 2 trạng thái là Dương Kim (Canh Kim) đại diện là búa, riều, đinh,.. thể hiện sự cứng rắn mạnh mẽ. Và Âm Kim (Tân Kim) đại diện là trang sức, đá quý,… thể hiện xinh đẹp, tinh tế.
- Hành Kim ứng với bộ phận Phổi, xương khớp của cơ thể con người
- Màu sắc chủ đạo của mệnh Kim là: Trắng, Xám, Ghi
Mệnh Kim sinh năm nào? | Đôi nét về người mệnh Kim |
Mối quan hệ trong ngũ hành |
Nạp Âm |
---|---|---|---|
1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001 |
– Lí trí mạnh mẽ – Làm việc thẳng thắn, công minh – Tâm lí nhạy bén, quyết đoán – Lời nói sắc xảo |
Tương sinh: – Mộc sinh Kim – Kim sinh Thủy Tương khắc: – Kim khắc Hỏa |
– Sa Trung Kim – Kiếm Phong Kim – Kim Bạch Kim – Bạch Lạp Kim – Thoa Xuyến Kim – Hải Trung Kim |
4. Tìm hiểu về ngũ hành mệnh Mộc
❝ Mệnh Mộc mang năng lượng tươi mới, mùa xuân đầy sức sống. Sự phát triển và vươn lên, hình ảnh đâm chồi nảy lộc.
- Hành Mộc ứng với bộ phận Gan, mật, tứ chi của cơ thể con người
- Màu sắc chủ đạo của mệnh Mộc là: Màu xanh lá cây
Mệnh Mộc sinh năm nào? | Đôi nét về người mệnh Mộc |
Mối quan hệ trong ngũ hành |
Nạp Âm |
---|---|---|---|
1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003 | – Thông minh, quảng giao tốt – Tính cách năng động, tự tin – Thích hướng ngoại, luôn có tinh thần phấn đấu, vươn lên trong mọi khó khăn – Gan dạ, đôi khi là khá liều lĩnh |
Tương sinh: – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa Tương khắc: – Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ |
– Bình Địa Mộc – Đố Tang Mộc – Thạch Lựu Mộc – Dương Liễu Mộc – Đại Lâm Mộc – Tùng Bách Mộc |
5. Tìm hiểu về ngũ hành mệnh Thủy
❝ Nhắc đến mệnh Thủy ta sẽ nghĩ đến nghĩ cơn mưa, dòng chảy dồi dào uyển chuyển. Hành Thủy mang năng lượng của mùa đông. Có lúc sẽ là những cơn sóng lớn mạnh mẽ dồn dập, hoặc là mặt nước tĩnh lặng sâu thẳm,..
- Hành Thủy ứng với bộ phận Thận, bàng quang, xương tủy của cơ thể con người
- Mệnh Thủy có màu chủ đạo là: Xanh nước biển và đen
Mệnh Thủy sinh năm nào? | Đôi nét về người mệnh Thủy |
Mối quan hệ trong ngũ hành |
Nạp Âm |
---|---|---|---|
1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005… | – Linh hoạt, khôn khéo – Là người sâu lắng, biết cách lắng nghe và thuyết phục người khác – Khá nhạy cảm và có trực giác tốt Dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh, lối sống của họ khá hướng nội và bí ẩn |
Tương sinh: – Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc Tương khắc: – Thủy khắc Hỏa |
– Giản Hạ Thủy – Đại Giản Thủy – Đại Hải Thủy – Trường Lưu Thủy – Thiên Hà Thủy – Tỉnh Tuyền Thủy |
6. Tìm hiểu về hành Hỏa
❝ Trong phong thủy thì mệnh Hỏa là mạnh mẽ và cuồng bạo nhất. Hành hỏa mang năng lượng cháy bỏng của mùa hè, ánh sáng chiếu rọi vạn vật.
- Hành Hỏa ứng với bộ phận tim, mắt của cơ thể con người
- Màu hợp mệnh Hỏa là màu đỏ, cam, tím
Mệnh Hỏa sinh năm nào? | Đôi nét về người mệnh Hỏa |
Mối quan hệ trong ngũ hành |
Nạp Âm |
---|---|---|---|
1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995,… | – Nhiệt tình, cởi mở, luôn chủ động trong mọi việc – Sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn – Tuy nhiên dễ nhận biết những người này thường khá kiêu ngạo và nóng tính |
Tương sinh: – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ Tương khắc: – Hỏa khắc Kim |
– Lư Trung Hỏa – Sơn Đầu Hỏa – Tích Lịch Hỏa – Sơn Hạ Hỏa – Phú Đăng Hỏa – Thiên Thượng Hỏa |
7. Tìm hiểu về ngũ hành mệnh Thổ
❝ Mệnh Thổ tượng trưng cho đất, nơi nuôi dưỡng phát triển vạn vật. Luôn kiên định và vững vàng, không bị khuất phục trước sóng gió hay khó khăn.
- Hành Thổ ứng với bộ phận dạ dày và ruột non của cơ thể con người
- Màu hợp mệnh Thổ là nâu sẫm, vàng đậm
Mệnh Thổ sinh năm nào? | Đôi nét về người mệnh Thổ |
Mối quan hệ trong ngũ hành |
Nạp Âm |
---|---|---|---|
1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999… | – Đa phần người mệnh Thổ khá trầm tính và bình tĩnh – Họ luôn bao dung và dễ tha thứ cho người khác – Nói được làm được, là bờ vai vững chắc |
Tương sinh: – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim Tương khắc: – Thổ khắc Thủy |
– Lộ Bàng Thổ – Đại Trạch Thổ – Sa Trung Thổ – Bích Thượng Thổ – Thành Đầu Thổ – Ốc Thượng Thổ |
Tạm kết
Từ xưa ông bà ta đã biết dựa vào ngũ hành để làm ăn mua bán, hoặc lựa chọn đối tượng kết hôn phù hợp nhất. Nhưng mọi việc nên đánh giá dựa vào thực tế, và hành động của mỗi người. Không nên rập quá khuôn mà bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn hoặc tình yêu đời mình chỉ vì tương khắc hoặc phản sinh. Đôi khi sự đối lập tính cách và lối sống lại là bù trừ cho sự thiếu sót của bản thân. Hãy theo dõi để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích trong mục phong thủy của bất động sản OneDay nhé!