Trong bài viết này, hãy cùng OneDay tìm hiểu tổng quan về huyện Mê Linh thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những huyện Được xem như là một vùng kinh tế trọng điểm của thủ đô. Có sự phát triển vượt bậc về ngành công nghiệp
1. Huyện Mê Linh ở đâu
Huyện Mê Linh trước đây là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó nó được sát nhập vào thủ đô Hà Nội từ năm 2008. Huyện Mê Linh nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm thành phố khoảng 30 cây số. Phía Bắc của huyện mê linh sẽ giáp với thị xã phúc yên. Phía Nam Sẽ giáp với huyện đan Phượng. Phía Đông huyện mê linh sẽ giáp với hai huyện là Sóc Sơn và Đông Anh. Phía tây sẽ giáp với huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc
Đây là khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Có hai mùa trong năm rất rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Mùa lạnh sẽ bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng ba năm sau
Huyện mê linh cơ bản là vùng đồng bằng. Nó có một phần nhỏ là bán Sơn địa và thấp dần từ tây bắc xuống Đông Nam
>>> Xem thêm: Tổng quan các thông tin về huyện Thạch Thất
2. Huyện Mê Linh có bao nhiêu xã
Tính tới thời điểm hiện tại, huyện mê linh Hà Nội sẽ có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Nó bao gồm hai thị trấn là Quang Minh và Chi Đông Cùng với 16 xã. Cụ thể: Đại Thịnh, Văn Khê, Vạn Yên, tự lập, Tráng Việt, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Tiên Phong, Thanh Lâm, Thạch đà, Tam Đồng, mê linh, Liên mạc, kim Hoa, hoàng kim, Chu Phan
Hiện tại, mê linh có diện tích khoảng 141,64km². Năm 2019 dân số của huyện mê linh ở khoản 240.555 người
>>> Xem thêm: Tổng quan các thông tin về huyện Thường Tín
3. Hạ tầng giao thông huyện Mê Linh
3.1 Đường bộ
Huyện mê linh là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng. Nó có vai trò hết sức To lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Cụ thể:
Đường Bắc Thăng Long – Nội Bài: Đoạn đường dài 2,3km. Đi qua địa phận của thị trấn Quang Minh. Mặt đường rộng khoảng 23m và có giải phân cách cứng và mềm
Quốc lộ 23B: Đây là trục đường giao thông quan trọng của huyện. Có chiều dài 12km đi qua các địa phận thuộc xã Thanh Lâm, đại Thịnh, mê linh, tiên phong. Mặt đường quốc lộ rộng khoảng 5,8m. Có nơi rộng 10,5m. Đây là tiếng quốc lộ đông đúc và nhộn nhịp. Ước tính trung bình một ngày có khoảng 20.500 phương tiện qua lại
Có năm tuyến đường tỉnh lộ. Bao gồm đường 35, đường 36, đường 301, đường 308, đường 312
Các tuyến đường liên xã và Liên thôn đều được bê tông hóa và có mặt đường rộng khoảng từ 5 đến 7m. Rất thuận tiện cho giao thông và việc đi lại
3.2 Đường sắt
Trên địa bàn huyện mê linh có tuyến đường sắt đi từ Hà Nội – Lào Cai. Tuyến đường sắt này dài khoảng 7km. Trung bình hằng ngày sẽ có khoảng 30 chuyến tàu đi qua mỗi ngày
3.3 Về giao thông đường sông
Huyện mê linh có sông Hồng chảy dài 15,2km và đi qua các địa phận thuộc 7 huyện: Tráng Việt, Văn Khê, hoàng kim, Thạch Đà, Chu Phan, Tiến Thịnh, Vạn Yên
Trên tuyến đường giao thông đường thủy của sông Hồng sẽ có một bến phà ta hai bãi bốc dỡ hàng hóa
Bên cạnh sông Hồng còn có sông Cà Lồ. Con sông dài khoảng 14,7km. Đi qua địa phận của xã Vạn Yên, Tự lập, Tiến Thắng, Kim Hoa, Và hai thị trấn chi Đông và Quang Minh
4. Kinh tế, văn hoá, giáo dục huyện Mê Linh
4.1 Kinh tế
Huyện đang theo đuổi các chiến lược kinh tế để phát triển một cách đồng đều, đa dạng nhiều hình. Trong đó, công nghiệp là ngành mang lại giá trị cao nhất cho huyện. Theo số liệu trong năm hai không 21, ngành công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 87,8%. Các ngành dịch vụ và nông nghiệp chiếm một phần rất nhỏ. Bên cạnh đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ước tính khoảng 27.187 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, huyện còn là một trong những huyện sản xuất rau an toàn lớn nhất thủ đô Hà Nội. Huyện cũng có một số vùng chuyên chăn nuôi và sản xuất chuyên canh tập trung. Chẳng hạn như vùng Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thuộc xã Tiến Thắng, tự lập, liên mạc. Hoặc các vùng sản xuất hoa cây cảnh tại mê linh, Văn Khê, Đại Thịnh. Bên cạnh đó cũng có các vùng dùng để sản xuất rau an toàn và lúa hàng hóa chất lượng cao tại xã kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng
4.2 Cơ sở y tế
Hiện nay trên cả huyện có tổng cộng 20 cơ sở y tế công lập. Cụ thể bao gồm một bệnh viện đa khoa huyện, một trung tâm y tế và 18 Trạm y tế xã. Bên cạnh đó còn có bốn phòng khám đa khoa và 11 phòng khám chuyên khoa. Ngoài ra còn có 10 quầy thuốc và ba mươi lăm cơ sở đại lý thuốc. Nhìn chung, các cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho y tế trên địa bàn huyện mê linh còn rất nhiều những thiếu thốn
4.3 Văn hoá giáo dục
Hiện nay huyện có 5 trường Trung học phổ thông. Đó là THPT Mê Linh, Quang Minh, Tiên Phong, Tiến Thịnh, Tự Lập, Yên Lãng. Ngoài ra còn có một trường đại học tài chính ngân hàng Hà Nội và một trường trung cấp kinh tế kĩ thuật Ba Đình
>>> Xem thêm: Tổng quan các thông tin về quận Bắc Từ Liêm
5. Di tích lịch sử
Tại huyện đã lưu giữ được 119 di tích lịch sử. Trong đó có 27 di tích được xếp hạng vào cấp quốc gia và 42 di tích được xếp hạng vào các cấp tỉnh và thành phố. Các di tích lịch sử và văn hóa nơi đây phần lớn đều mang dấu ấn của những chiến công của Hai Bà Trưng. Chẳng hạn như cố đô Mê Linh ở Hạ Lôi Có đền thờ của hai bà Trưng cùng các tướng lĩnh. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những di tích thờ tướng lĩnh của hai bà Trưng. Chẳng hạn như đình Bạch Trữ thờ Cống Sơn, đền Đông Cao thờ bà Hồ Đề….
Các di tích lịch sử văn hóa nơi đây được xây dựng rất to lớn và bê thế. Được chạm chỗ tinh sảo với nhiều cách điệu dân gian. Chẳng hạn như rồng phun nước, cá vượt vũ môn và các đề tài như tứ linh, tứ quý Đều mang vẻ đẹp tự trọng cho sự mềm dẻo, bền vững và quý phái
6. Quy hoạch đô thị huyện Mê Linh
Dựa theo các kế hoạch quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Huyện sẽ được coi như là một hạt nhân của khu vực. Nó sẽ được phát triển để trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, y tế, dịch vụ, đào tạo chất lượng cao của cả nước. Bên cạnh đó trong giai đoạn năm năm tới, Hà Nội có kế hoạch sẽ xây dựng lộ trình đưa huyện lên thành phố
Hiện nay, trên địa bàn huyện cũng đã và đang hình thành một số các khu đô thị mới. Chẳng hạn như:
- Khu đô thị Quang Minh
- Khu đô thị Tiền Phong
- Khu đô thị Ba Đình
- Khu đô thị Rose Valley
- Khu đô thị Cienco 5 Mê Linh
- Khu đô thị AIC Mê Linh
- Khu đô thị CEO Mê Linh
- Khu đô thị Diamond Park New
- Khu đô thị Tùng Phương
- Khu đô thị Mê Linh New City
- Khu đô thị Chi Đông
- Khu đô thị Tiền Phong
- Khu đô thị Kim Hoa
- Khu nhà ở Hoàng Vân
7. Thị trường bất động sản huyện Mê Linh
Thị trường bất động sản tại huyện phát triển tương đối sớm. Tuy nhiên nó không quá sôi động. Bởi khách hàng coi đây là một huyện ngoại thành và chưa có nhiều phát triển so với các huyện ven đô khác. Chẳng hạn như Đan Phượng, hoài Đức, Thanh Trì, gia Lâm, Đông Anh. So với các huyện này thì mặt bằng bất động sản tại đây vẫn còn đang ở mức độ thấp. Nhà đất thổ cư và đất nền dự án là hai phân khúc bất động sản tiêu biểu được nhiều sự quan tâm nhất của huyện này
Tạm kết
Như vậy, trên đây là tổng quan về huyện Mê Linh, thủ đô Hà Nội. Đây là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời gắn liền với hai nữ tướng Hai Bà Trưng. Đây được xác định như là một vùng kinh tế trọng điểm của thủ đô gắn liền với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội