Mâm ngũ quả ngày Tết nổi bật như một biểu tượng của văn hóa Việt Nam, đậm đà ý nghĩa tâm linh và mong muốn hạnh phúc, thành công cho gia đình. Cùng OneDay tìm hiểu sự trân trọng trong việc trang trí mâm ngũ quả ở mỗi vùng miền khác nhau và ý nghĩa sâu xa đằng sau mỗi “bức tranh” đầy màu sắc!
1. Truyền thống bày mâm ngũ quả ngày Tết ở Việt Nam
1.1 Nguồn gốc của mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả xuất phát từ lễ Vu Lan của đạo Phật, biểu tượng “trái cây 5 màu” trong kinh Vu Lan Bồn; thể hiện “ngũ thiện căn” theo quan niệm Phật giáo: tín căn – lòng tin, tấn căn – ý chí kiên cường, niệm căn – ghi nhớ, định căn – tâm không loạn, huệ căn – sáng suốt.
Mâm ngũ quả chọn 5 loại quả theo quan niệm ngũ hành của dân gian, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển vì số 5 là số lẻ và thuộc dương.
Với người Việt, số 5 trong mâm ngũ quả còn biểu tượng cho mong muốn được “ngũ phúc lâm môn” – đón ngũ phúc vào nhà:
- Phú quý – sung túc, giàu có, sang trọng
- Trường thọ – sống lâu, sống thọ
- Khang ninh – khỏe mạnh, an lành, yên vui
- Hảo đức – phẩm hạnh tốt đẹp, nhân từ, lương thiện
- Thiện chung – may mắn, không gặp tai họa bất ngờ, không đau đớn hay khổ sở
1.2 Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Việt Nam, thể hiện mong muốn cho một năm mới an khang, phúc lộc và ấm no.
Trái cây được dâng lên không chỉ là cách bày tỏ ước nguyện của gia chủ qua tên gọi và màu sắc, mà còn qua cách sắp xếp chúng.
Mọi người mong muốn dâng những sản vật tinh túy nhất từ vùng miền, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà và tổ tiên, đồng thời thể hiện tri ân đạo lý uống nước nhớ nguồn và thành quả lao động suốt cả năm.
Bạn đã biết văn khấn ông táo chính xác nhất theo phong tục Việt Nam hay chưa?
2. Những điều cần biết khi bày mâm ngũ quả
2.1. Cách chọn hoa quả để bày
Tùy theo vùng miền và sở thích, gia chủ chọn 5 loại trái cây với 5 sắc màu khác nhau để trang trí bàn thờ tổ tiên hoặc phòng khách. Khi lựa chọn trái cây:
- Chọn quả mới chín để giữ màu sắc tươi và bày được lâu.
- Chọn quả chắc tay, không bị dập, trầy xước, và còn cuống và lá xanh.
- Không nên rửa quả để tránh làm quả nhanh héo hoặc hỏng, đặc biệt là nếu có chỗ đọng nước.
2.2. Những điều kiêng kỵ khi xếp mâm ngũ quả
- Miền Nam thường tránh cúng táo, lê, chuối vì coi chúng không đem lại may mắn cho sự nghiệp.
- Không chọn quả chín quá để tránh hư hỏng – một điềm không may.
- Chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết và tránh sử dụng trái cây giả.
3. Cách bày mâm ngũ quả theo từng miền
3.1 So sánh mâm ngũ quả 3 miền
Cuối cùng, hãy cùng OneDay so sánh mâm ngũ quả ở ba miền để tìm ra sự tương đồng và khác biệt.
Điểm giống nhau
- Việc bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt là đặc trưng của ngày Tết, thể hiện sự tôn kính và đạo lý uống nước nhớ nguồn.
- Ý nghĩa chung là mong cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, ông bà và tổ tiên, bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng.
Điểm khác biệt
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc |
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung |
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam |
---|---|---|
Phải có nhiều màu sắc, đảm bảo theo nguyên tắc của Ngũ hành. | – Bao gồm các loại trái cây đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. – Không quá quan trọng về mặt hình thức, tập trung vào lòng thành. |
Bày trí theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài“, sử dụng các loại quả có âm tiết tương tự. |
3.2 Bày trí mâm ngũ quả CHUẨN từng miền
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Miền Bắc thường bày mâm ngũ quả trong dịp Tết theo chuẩn mực nhất định. Mâm ngũ quả của người miền Bắc phải đẹp và đúng chuẩn Ngũ hành, bao gồm nhiều loại trái cây với đa dạng màu sắc rực rỡ nhưng vẫn phải hài hoà, đảm bảo theo ngũ hành.
- Kim: màu trắng.
- Mộc: màu xanh lá.
- Thuỷ: màu đen.
- Hoả: màu đỏ.
- Thổ: màu vàng.
Mỗi loại trái cây tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định:
- Chuối xanh tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm.
- Bưởi có màu vàng, biểu tượng cho sự giàu sang, may mắn.
- Phật thủ được sử dụng thay thế bưởi, lưu giữ thần, Phật và gia tiên lâu dài.
- Quất cảnh, quả hồng, hay ớt đỏ tô điểm mâm với màu đỏ, vàng, biểu tượng cho may mắn, thành đạt.
- Quả dứa mang mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và phúc lộc.
Mâm ngũ quả thường được bày theo kiểu truyền thống, với nải chuối xanh đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ quả, bưởi ở giữa, và các loại quả khác nhau như đào, hồng, quýt, táo xung quanh. Các chỗ trống có thể được xen kẻ ớt và quất để tạo nên một bức tranh Tết đẹp mắt và truyền thống.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Ở miền Trung, nơi thường xuyên gặp thiên tai và bão lũ, mâm ngũ quả ngày Tết thường đơn giản, không quá quan trọng về mặt hình thức.
Đất đai ít màu mỡ và ít trái cây hơn, nên người miền Trung chọn các loại trái cây như thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt để cúng.
Quan trọng nhất là lòng thành và sự thành tâm trong việc cúng mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Người miền Nam trang trí mâm ngũ quả ngày Tết theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài,” hướng đến năm mới đầy đủ, ấm no, và sung túc. 5 loại quả tượng trưng là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.
Ngoài ra, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây với âm tiết phát âm có ý nghĩa không tốt, như chuối (chúi nhủi không làm ăn lên được), lê (lê lết, đổ bể), cam (cam chịu).
Cách trang trí mâm ngũ quả thông dụng là đặt đu đủ, dừa, xoài lên trước để đo hình dáng, sau đó sắp xếp các loại trái khác.
4. Mâm ngũ quả ngày Tết trong Phật giáo
Mâm ngũ quả trong Phật Giáo tượng trưng cho Ngũ thiện căn: tín, tấn, niệm căn, định căn, và huệ căn. Ý nghĩa của các loại quả trên mâm ngũ quả như sau:
- Bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy và may mắn.
- Hồng, quýt: Màu cam rực rỡ, tượng trưng cho may mắn và thành đạt.
- Lê: Biểu hiện sự ngọt ngào, ý nghĩa là mọi việc suôn sẻ, thuận lợi.
- Lựu: Nhiều hạt, mong muốn con cháu đầy đàn, vui cửa vui nhà.
- Đào: Biểu tượng của sự thăng tiến.
- Mai: Ngụ ý con gái là phải có chồng, hạnh phúc.
- Táo: Ý nghĩa phú quý, vinh hoa.
- Thanh long: Rồng mây gặp hội, biểu tượng may mắn.
- Quả trứng gà hình đào: Thể hiện lộc trời ban xuống.
- Dừa: Phát âm tương tự “vừa,” ý nghĩa đủ đầy, không thiếu, không dư.
- Đu đủ: Thể hiện sự đủ đầy, ấm no, phồn thịnh.
- Xoài: Phát âm tương tự “xài” theo tiếng miền Tây, với mong muốn năm mới tiêu xài không thiếu thốn.
Gợi ý một vài mâm ngũ quả ngày Tết đẹp
Đọc thêm: Lễ Cúng Đầu Năm - Lễ Vật Tại Gia Và Văn Khấn Chi Tiết Nhất
5. Tạm kết
Qua những mâm ngũ quả ngày Tết, chúng ta không chỉ thấy sự tư duy sáng tạo trong việc chọn lựa và sắp xếp các loại trái cây, mà còn cảm nhận được sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại. OneDay tin rằng, mâm ngũ quả không chỉ là nét đẹp trang trí; mà còn là ngôn ngữ tâm linh, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên; và đồng thời mang đến hy vọng, may mắn cho năm mới.