Quy hoạch đô thị là một quá trình quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các khu đô thị. Luật quy hoạch đô thị là một bộ luật quan trọng được ban hành bởi chính phủ. Thúc đẩy điều chỉnh việc quy hoạch và phát triển đô thị trong quốc gia. Đây là một trong những công cụ quản lý và phân bổ nguồn tài nguyên cơ bản để đảm bảo sự hài hòa, bền vững và phát triển hợp lý của các khu đô thị. OneDay sẽ giúp bạn tìm hiểu về luật quy hoạch đô thị và những điểm nổi bật cần hiểu rõ.
1. Luật quy hoạch đô thị là gì
Khái niệm Luật quy hoạch đô thị là một hệ thống quy định và các nguyên tắc pháp lý liên quan đến việc quy hoạch và phát triển đô thị trong một quốc gia. Nó thiết lập các quy định cơ bản về việc định hình và phân chia các khu vực đô thị. Xác định mục tiêu phát triển, định hướng chi tiết về việc sử dụng đất, hạ tầng, kiến trúc và các hoạt động xã hội kinh tế trong khu vực đô thị.
Đất đô thị được định nghĩa là sự biến đổi từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất công nghiệp, thương nghiệp, đất giao thông, văn hóa… Mặt khác, việc chuyển thành đất đô thị để sử dụng tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế.
Quy hoạch đô thị là quá trình xác định và sắp xếp không gian đô thị. Bao gồm việc định rõ vị trí, kích thước và mục đích sử dụng đất trong khu vực đô thị. Nó cũng bao gồm việc xác định các hạ tầng công cộng, hệ thống giao thông, khu vực dịch vụ và các yếu tố khác liên quan đến sự phát triển của khu đô thị.
Đọc thêm: Downtown Là Gì? Phân Biệt Downtown Và Uptown – OneDay
2. Điểm nổi bật trong luật quy hoạch đô thị mới nhất
2.1 Công khai quy hoạch, quy hoạch chiến lược hơn
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được phê duyệt, đồ án quy hoạch đo thị phải được công bố công khai bằng các hình thức sau đây:
a) Trưng bày thường xuyên, liên tục bản vẽ, tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước các cấp,…
b) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
c) In thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi
1/ Điều 53, Mục 1, Chương V, Luật quy hoạch đô thị, Thư viện pháp luật
Luật quy hoạch đô thị đặt mục tiêu đảm bảo tính công khai và minh bạch trong quá trình quy hoạch. Việc công khai quy hoạch giúp người dân hiểu rõ các kế hoạch và có thể đóng góp ý kiến của mình. Điều này tạo điều kiện để các quy hoạch đô thị phù hợp với nhu cầu và mong muốn của cộng đồng.
“Có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đo thị cấp trên và địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất chức năng, quy mô của đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch.”
1. Điều 47, chương IV, Luật quy hoạch đô thị, Thư viện pháp luật
Thiết lập ra các nguyên tắc, mục tiêu và phương hướng chiến lược cho phát triển đô thị trong tương lai. Nhằm đảm bảo sự bền vững và phát triển hài hòa của khu vực đô thị.
2.2 Nguyên tắc trong luật quy hoạch đô thị
Luật quy hoạch đô thị đặt ra nguyên tắc kế thừa trong quy hoạch đất. Điều này đảm bảo rằng quy hoạch mới phù hợp với quy hoạch cũ. Và không gây ra xung đột hoặc rối loạn trong việc sử dụng đất. Nguyên tắc kế thừa cũng đảm bảo tính liên tục và ổn định trong quá trình phát triển đô thị.
Năm nguyên tắc cơ bản:
- Tuân thủ nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại điện chủ sở hữu
- Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên
- Tổ chức phân bổ quỹ đất cho các ngành
- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý
- Phù hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của từng vùng lãnh thổ
2.3 Bắt buộc lấy ý kiến khi quy hoạch
Luật quy hoạch đô thị yêu cầu việc lấy ý kiến từ cộng đồng trong quá trình quy hoạch. Điều này giúp đảm bảo đáp ứng được nhu cầu và quan điểm của người dân. Việc này cũng thể hiện chính quyền rất tôn trọng quyền và ý kiến đóng góp của người dân. Đồng thời; quyền lợi của người dân được bảo vệ đúng theo trình tự pháp luật khi tiến hành quy hoạch.
Ngoài ra cần lấy ý kiến từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ. Đồng thời đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức; gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan; 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
2.4 Điều chỉnh quy hoạch
Luật quy hoạch đô thị cho phép điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết. Điều này đảm bảo rằng các kế hoạch quy hoạch có thể thay đổi và điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của xã hội và kinh tế. Việc điều chỉnh cũng đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng đối với các yêu cầu mới.
- Điều chỉnh mục tiêu các chiến lược về kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực
- Điều chỉnh quy hoạch địa giới hành chính
- Điều chỉnh các quy hoạch do thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu ảnh đến đất quy hoạch
3. Sự khác nhau giữa quy hoạch và quy hoạch đô thị
Quy hoạch và quy hoạch đô thị là hai khái niệm tương tự nhưng có sự khác biệt nhất định. Quy hoạch đô thị tập trung vào xây dựng và phát triển các khu đô thị. Trong khi quy hoạch có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác như; quy hoạch nông thôn, quy hoạch công nghiệp và quy hoạch du lịch.
- Phân biệt qua khái niệm
Quy hoạch | Quy hoạch đô thị |
Là quá trình lập kế hoạch và xác định các mục tiêu phát triển cho một khu vực cụ thể. Không nhất thiết phải liên quan đến đô thị. Quy hoạch có thể áp dụng cho các khu vực nông thôn, đô thị, kinh tế hay hành chính | Là quy hoạch dành riêng cho việc phát triển và quản lý đô thị. Tập trung vào việc sử dụng đất, hạ tầng, kiến trúc, bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan đến đô thị |
>>> Xem thêm: Đô Thị Là Gì? Việc Phát Triển Đô Thị Bền Vững Có Quan Trọng?
4. Một số loại bản đồ quy hoạch 2023
4.1 Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000
Có giá trị xác định các khu vực chức năng, những định hướng giao thông; phân chia rõ ràng mốc giới; địa giới các phần đất dành để phát triển hạ tầng như đường, điện, cầu, cống, khu dân cư, cây xanh…
Bản đồ này được xem là cơ sở gốc để xác định mục tiêu phát triển; Kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân… sau này.
4.2 Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000
Bản đồ này được lập ra nhằm phân chia, xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng. Việc này hằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.
Bao gồm các nội dung sau
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất; hạ tầng xã hội, kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung.
- Xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian; kiến trúc cảnh quan và đánh giá tác môi trường chiến lược.
Bản đồ 1/2.000 này liên quan mật thiết với quyền sở hữu về đất đai (quyền sử dụng đất). Thế nên, nó có giá trị pháp lý cao và cũng là căn cứ để giải quyết tranh tụng (nếu có) sau này.
4.3 Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/500
Đây là bản đồ cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Theo đó, bản đồ này phải quy hoạch một cách chi tiết; bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.
Hay nói cách khác; bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng. Và là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
5. Cách tra cứu luật quy hoạch đô thị phổ biến hiện nay
Hiện nay, có nhiều cách để tra cứu thông tin quy hoạch đô thị. Người dân và các cơ quan có thể sử dụng các cách sau:
- Tra cứu trực tuyến: Sử dụng các công cụ và trang web chính phủ để tìm kiếm thông tin quy hoạch. Trang web chính phủ cung cấp thông tin về các quy hoạch và chi tiết các văn bản pháp lý liên quan đến quy hoạch đô thị.
- Tham khảo văn bản pháp lý: Xem các văn bản luật và quy định liên quan đến quy hoạch đô thị.
- Liên hệ với cơ quan chức năng: Hỏi và yêu cầu thông tin từ các cơ quan và chính phủ có thẩm quyền. Các cơ quan quản lý đô thị cung cấp thông tin và tư vấn về quy hoạch đô thị trong khu vực mình quản lý.
Việc tra cứu thông tin quy hoạch đô thị ngày càng thuận tiện với các tùy chọn trực tuyến và ứng dụng di động. Giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận và đóng góp ý kiến vào quy hoạch đô thị của địa phương.
Tạm kết – Luật quy hoạch đô thị
Luật quy hoạch đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển các khu đô thị. Nó đảm bảo tính công khai, liên tục và linh hoạt trong quá trình quy hoạch. Nhờ đó, chúng ta có thể xây dựng những không gian đô thị tốt đẹp và bền vững, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của cộng đồng. Hãy theo dõi OneDay để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé