Lãi Suất Điều Hành Là Gì Và Những Quy Định Mới Nhất

by Thảo Linh
0 comment

lai-suat-dieu-hanh-la-gi-oneday

Lãi suất điều hành là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Trong bài viết này, cùng OneDay tìm hiểu về lãi suất điều hành là gì, các loại lãi suất điều hành mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng, quy định điều chỉnh lãi suất điều hành, cũng như tác động của việc tăng hoặc giảm lãi suất điều hành đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

1. Lãi suất điều hành là gì?

Lãi suất điều hành là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước quy định và áp dụng cho các giao dịch tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Đây là mức lãi suất cơ bản được sử dụng để tính toán các loại lãi suất khác nhau trong hệ thống tài chính. lãi suất điều hành thường được áp dụng cho các khoản vay và tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và tài chính.

2. Các loại lãi suất điều hành được Ngân hàng Nhà nước sử dụng

2.1 Lãi suất cho vay trên thị trường mở (lãi suất OMO) là gì?

Lãi suất OMO là lãi suất mà ngân hàng Nhà nước đưa ra trong quá trình giao dịch rót vốn cho các thành viên trên thị trường mở.

Chẳng hạn, nếu ngân hàng Nhà nước muốn tăng cung tiền thì sẽ tiến hành mua tín phiếu kho bạc từ ngân hàng thương mại và công chúng. Giúp tăng lượng tiền cung ứng theo đúng mục đích của ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thanh khoản hệ thống bị thiếu vốn, ngân hàng Nhà nước sẽ chào mua Repo (tức là mua sau đó bán lại) các giấy tờ có giá từ ngân hàng thương mại và cung ứng thanh khoản ra hệ thống ngân hàng.

Nhưng phương thức này chỉ mang tính chất tạm thời. Lãi suất OMO là lãi suất linh hoạt, nó cũng thường là do ngân hàng Nhà nước chủ động điều hành trong quá trình thực hiện công cụ về chính sách tiền tệ, chống lạm phát hiệu quả.

lai-suat-omo-oneday
Lãi suất OMO

2.2 Lãi suất tín phiếu – lãi suất điều hành là gì

Khi thanh khoản từ hệ thống ngân hàng thương mại bị dư thừa, thì ngân hàng Nhà nước có thể rút lại tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại bằng cách chào bán Outright (tức là mua đứt bán đoạn) tín phiếu kho bạc kỳ hạn ngắn.

2.3 Lãi suất tái chiết khấu – lãi suất điều hành là gì

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được tính dựa vào số tiền ghi trên thương phiếu hoặc ghi trên giấy tờ có giá trước khi tới hạn thanh toán.

Lãi suất tái chiết khấu cũng là giá cả của các dịch vụ mua, bán thương phiếu; và một số giấy tờ có giá. Mức lãi suất tái chiết khấu sẽ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ phải trả số tiền được ghi trên thương phiếu; hoặc những giấy tờ có giá.

Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng khi ngân hàng Nhà nước; các tổ chức tín dụng tiến hành mua lại thương phiếu và các giấy tờ có giá. Trường hợp ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất chiết khấu tăng; thì ngân hàng thương mại cũng phải dè chừng khoản vay này, đồng thời phải chủ động dự trữ thêm. Từ đó cung tiền trong nền kinh tế quốc gia sẽ giảm và ngược lại.

2.4 Lãi suất tái cấp vốn – lãi suất điều hành là gì

Lãi suất tái cấp vốn chính là lãi suất mà ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với nghiệp vụ tái cấp vốn tại ngân hàng thương mại.

Đây được xem là lãi suất phạt của ngân hàng Nhà nước dành cho ngân hàng thương mại bị cạn kiệt cả nguồn dự trữ và giấy tờ có giá. Do đó, lãi suất tái cấp vốn chính là mức lãi suất cao nhất trong những loại lãi suất điều hành.

2.5 Lãi suất dự trữ bắt buộc

Theo khoản 1 Điều 14 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải gửi tại ngân hàng Nhà nước để thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia.Tổ chức tín dụng bao gồm:

  • Ngân hàng: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: công ty tài chính, cho thuê tài chính, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
  • Tổ chức tài chính vi mô
  • Quỹ tín dụng nhân dân
Đọc thêm: Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Vay Vốn Với Lãi Suất Thả Nổi Lợi Hơn?

3. Quy định điều chỉnh lãi suất điều hành? – lãi suất điều hành là gì

Ngân hàng Nhà nước có quyền thay đổi lãi suất điều hành theo tình hình thị trường và mục tiêu kinh tế của quốc gia. Quyết định điều chỉnh lãi suất điều hành được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tình hình lạm phát, tăng trưởng kinh tế, và ổn định tài chính.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ về giảm mặt bằng lãi suất; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định điều chỉnh các mức lãi suất; có hiệu lực từ ngày 19 tháng 6 năm 2023.

quy-dinh-dieu-chinh-lai-suat-dieu-hanh-oneday
Quy định điều chỉnh lãi suất điều hành? – OneDay

3.1 Quyết định số 1123/QĐ-NHNN

Cụ thể, Quyết định số 1123/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2023 về lãi suất tái cấp vốn; lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.  

3.2 Quyết định số 1124/QĐ-NHNN

Quyết định số 1124/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2023; về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

3.3 Quyết định số 1125/QĐ-NHNN

Quyết định số 1125/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 202;3 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực; ngành kinh tế giảm từ mức 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; riêng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.

Đọc thêm: Lãi Suất Cơ Sở Là Gì? Ứng Dụng Và Tác Động Đến Lãi Suất Vay

4. Tăng hoặc giảm lãi suất điều hành – lãi suất điều hành là gì

4.1 Lãi suất điều hành tăng hoặc giảm khi nào?

Việc tăng hoặc giảm lãi suất điều hành; phụ thuộc vào mục tiêu chính của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Thường thì lãi suất điều hành sẽ tăng khi có nguy cơ lạm phát cao và cần kiểm soát lạm phát. Ngược lại, lãi suất điều hành sẽ giảm khi nền kinh tế cần khuyến khích đầu tư và tiêu dùng.

4.2 Tại sao Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành? Lãi suất điều hành giảm cho thấy điều gì?

Khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành; mục tiêu chính là thúc đẩy hoạt động tín dụng và đầu tư trong nền kinh tế. Điều này có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm; đầu tư vào doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm.

Tại sao Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành?

  • Kiểm soát lạm phát: Một trong những lý do quan trọng nhất khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành là để kiểm soát lạm phát. Khi giá cả tăng mạnh; người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể phải trả nhiều tiền hơn cho các khoản vay và tiền lãi; dẫn đến áp lực lạm phát. Giảm lãi suất điều hành có thể giúp giảm áp lực lạm phát bằng cách làm giảm chi phí vay.
  • Khuyến khích đầu tư và tiêu dùng: Khi lãi suất điều hành giảm, việc vay tiền trở nên hấp dẫn hơn đối với cá nhân và doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy hoạt động đầu tư và tiêu dùng, giúp kích thích nền kinh tế.
  • Hỗ trợ tài chính cá nhân: Giảm lãi suất điều hành cũng có thể giúp giảm áp lực tài chính đối với cá nhân. Người vay có thể trả tiền ít hơn cho các khoản vay tiêu dùn;, như vay mua ô tô hoặc mua nhà, làm cho cuộc sống tài chính của họ dễ dàng hơn.
  • Thúc đẩy đầu tư công: Chính phủ có thể sử dụng lãi suất điều hành thấp để thúc đẩy các dự án đầu tư công. Khi chi phí vay thấp, việc vay tiền để đầu tư vào hạ tầng; và dự án phát triển xã hội trở nên hợp lý hơn.
giam-lai-suat-dieu-hanh
Tại sao Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành?

Lãi suất điều hành giảm cho thấy điều gì?

Khi lãi suất điều hành giảm, điều quan trọng nhất mà nó cho thấy là sự mong muốn của Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tình hình tài chính và kinh tế.

Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy; họ muốn hỗ trợ nền kinh tế trong việc phục hồi; hoặc đối mặt với các thách thức tài chính. Nó cũng thể hiện mục tiêu của họ trong việc duy trì ổn định giá; và khuyến khích hoạt động đầu tư và tiêu dùng.

Lãi suất điều hành giảm có thể gây ảnh hưởng tích cực đến cá nhân và doanh nghiệp; giúp họ tiết kiệm tiền và tạo cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giảm lãi suất điều hành cũng có thể ẩn chứa nguy cơ về tăng trưởng lạm phát trong tương lai; nếu không được quản lý cẩn thận.

4.3 Việc tăng hoặc giảm lãi suất điều hành ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào?

Tăng hoặc giảm lãi suất điều hành có tác động đến nền kinh tế qua nhiều cách.

Khi lãi suất điều hành tăng, chi phí vay tăng cao, làm giảm sự tiêu dùng và đầu tư. Khi lãi suất điều hành giảm, người dân và doanh nghiệp có khả năng vay tiền với chi phí thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

4.4 Mối quan hệ của việc giảm lãi suất điều hành đối với thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán thường phản ánh tình hình kinh tế và tài chính. Khi lãi suất điều hành giảm; các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn; làm tăng giá trị các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Có thể nói, việc giảm lãi suất điều hành có tác động tích cực đến thị trường chứng khoáng. Vì nó giúp tăng cơ hội đầu tư và kích thích giao dịch trên thị trường. Khi giảm lãi suất. chi phí giảm và các doanh nghiệp có thể tăng cường vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tác động của việc giảm lãi suất điều hành đến thị trường chứng khoáng có thể KHÔNG LUÔN TÍCH CỰC và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc giảm lãi suất đột ngột và quá nhanh có thể gây ra tình trạng lạm phát và suy giảm giá trị đồng tiền. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoáng.

moi-quan-he-cua-viec-giam-lai-suat-dieu-hanh-doi-voi-thi-truong-chung-khoan
Mối quan hệ của việc giảm lãi suất điều hành đối với thị trường chứng khoán – OneDay

Cùng phân tích những tác động của việc giảm lãi suất điều hành lên thị trường chứng khoáng.

Tạo sự hấp dẫn cho đầu tư vào cổ phiếu

Khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành;, lãi suất tiết kiệm và lãi suất trái phiếu thường giảm xuống. Điều này làm cho việc đầu tư vào cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể mong đợi lợi nhuận cao hơn từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán; do đó có thể tạo sự tăng giá trị cho các công ty niêm yết.

Tăng giá trị của các công ty niêm yết

Giảm lãi suất điều hành có thể dẫn đến tăng giá trị của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Với lãi suất thấp, các công ty có cơ hội vay tiền với chi phí thấp hơn; để đầu tư vào mở rộng kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng; hoặc mua lại cổ phiếu của chính mình. Điều này có thể tạo ra lợi nhuận và tăng giá cổ phiếu.

Biến động tăng lên

Mặc dù giảm lã suất điều hành có thể tạo sự hấp dẫn cho thị trường chứng khoán; nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự biến động tăng lên. Với lãi suất thấp, nhà đầu tư có thể có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu cơ; hoặc đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao hơn. Điều này có thể làm cho thị trường chứng khoán trở nên không ổn định và biến động.

Ảnh hưởng đối với thị trường ngoại hối

Giảm lãi suất điều hành có thể dẫn đến một tình huống; mà đồng tiền quốc gia trở nên không hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư ngoại hối. Điều này có thể dẫn đến sự yếu hơn của đồng tiền; và ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu.

Đọc thêm: Biên Độ Lãi Suất Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Biên Độ Lãi Suất

Tạm kết – Lãi suất điều hành là gì?

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về lãi suất điều hành là gì, các loại lãi suất điều hành, quy định điều chỉnh lãi suất điều hành, và tác động của việc tăng hoặc giảm lãi suất điều hành đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Hi vọng rằng thông tin mà OneDay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và kinh tế của Việt Nam.

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam