Thường khi giao dịch bất động sản hoặc ngân hàng hầu hư mọi người đều ký quỹ. Việc ký quỹ dùng để đảm bảo quyền lợi của bên cung cấp dịch vụ tài sản cho một bên mua. Nhưng đa số mọi người vẫn chưa thật sự hiểu rõ ký quỹ là gì? Những quyền và nghĩa vụ ký của các bên trong ký quỹ là như thế nào? Có những loại hình thức nào? Bài viết dưới đây được OneDay tổng hợp sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi mà bạn đang thắc mắc, cùng đọc và đánh giá bài viết nhé!
1. Ký quỹ là gì?
Đầu tiên là khái niệm cơ bản về ký quỹ là gì? Những tài sản ký quỹ có thể sử dụng là:
Trong ký quỹ, một số tiền hoặc tài sản được giữ lại và quản lý bởi một bên thứ ba (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính hợp pháp). Không được sử dụng cho mục đích khác cho đến khi điều kiện cụ thể đạt được.
Pháp luật Việt Nam có quy định; vẫn có thể gửi ký quỹ bằng trang sức, đá quý hoặc một khoản tiền; giấy tờ quan trọng,… Sau đó, được đưa vào trong một tài khoản được bảo lãnh; và phong tỏa trong ngân hàng cho các công ty tiến hành việc đầu tư hay các dự án kinh doanh. Các loại tài sản này được kiểm soát và có thể kịp thời thu hồi.
Hiểu một cách đơn giản nhất; thì ký quỹ hoặc tiền gửi ký quỹ là một hình thức gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của doanh nghiệp; tổ chức tại Ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ.
2. Các thuật ngữ liên quan đến ký quỹ
Có 3 thuật ngữ cơ bản liên quan đến ký quỹ cụ thể là:
2.1 Tài khoản ký quỹ là gì?
Tài khoản ký quỹ là một tài khoản tài chính được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mở. Dùng để quản lý các khoản tiền hoặc tài sản được ký quỹ cho các mục đích cụ thể.
Với mục đích là chứng minh khả năng tài chính cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
XEM THÊM: Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Vay Vốn Với Lãi Suất Thả Nổi Lợi Hơn? – OneDay
2.2 Tiền ký quỹ là gì?
Tiền ký quỹ là số tiền hoặc tài sản được giữ lại và quản lý trong tài khoản ký quỹ để đảm bảo thực hiện các giao dịch hoặc cam kết tài chính.
- Khoản tiền gửi ký quỹ là một loại tiền không kỳ hạn của tổ chức hay công ty vào ngân hàng
2.3 Mức ký quỹ là bao nhiêu?
Mức ký quỹ là tỷ lệ % tối đa nhà đầu tư được vay tiền ký quỹ
- Phải ký quỹ bao nhiêu tiền?
Mức ký quỹ là gì được thực hiện theo KHOẢN 2 ĐIỀU 26 Nghị định 31 năm 2021 căn cứ vào tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư của dự án theo nguyên tắc luỹ tiến từng phần như sau:
- Vốn đến 300 tỷ đồng: 3%.
- Vốn từ trên 300 – 1.000 tỷ đồng: 2%.
- Vốn trên 1.000 tỷ đồng: 1%.
Số tiền hoặc giá trị tài sản ký quỹ thường sẽ tùy thuộc vào cam kết hoặc giao dịch cụ thể và do các bên thỏa thuận. Số tiền này có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị của cam kết hoặc giao dịch.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ
Theo quy định pháp luật; tổ chức tín dụng nơi ký quý và bên thực hiện ký quỹ sẽ có quyền và nghĩa vụ gì? OneDay sẽ cung cấp chi tiết cho bạn đọc thông tin dưới đây:
3.1 Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ là gì?
Tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nơi ký quỹ sẽ có quyền và nghĩa vụ cụ thể dưới đây:
- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm quản lý và bảo quản tiền hoặc tài sản ký quỹ theo quy định; và đảm bảo sự an toàn của chúng.
- Sẽ được hưởng mức phí dịch vụ; mức phí tùy vào từng đơn vị tín dụng và giá trị tài sản ký quỹ
- Họ cũng phải thực hiện các giao dịch liên quan đến ký quỹ theo yêu cầu của các bên liên quan.
- Phải hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền, khi đã chấm dứt ký quỹ.
- Ngoài ra còn có các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự; hoặ luật khác liên quan quy định.
3.2 Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ là gì?
Bên ký quỹ là những cá nhân hoặc tổ chức đặt tài sản vào ký quỹ để đảm bảo thực hiện cam kết tài chính hoặc giao dịch cụ thể.
Họ phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của tổ chức tín dụng và tham gia trong việc cung cấp thông tin liên quan đến ký quỹ như:
- Sẽ phải đứng ra thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về các điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền.
- Có trách nhiệm phải nộp đủ tiền ký quỹ cho tổ chức tín dụng nơi ký quỹ
- Bên ký quỹ có quyền giảm bớt; bổ sung tài sản hoặc đưa tài sản ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý.
- Bên ký quỹ cũng có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ; hoàn trả tiền hoặc tài sản đã được ký quỹ theo quy định; được trả lãi trong trường hợp đã có thỏa thuận trước với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
- Ngoài ra cũng có các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
3.3 Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền ký quỹ là gì?
Bên có quyền ký quỹ thường là bên thụ động nhận được tiền hoặc tài sản từ bên ký quỹ sau khi điều kiện cụ thể được đáp ứng.
Bên có quyền trong ký quỹ, sẽ có được các quyền và nghĩa vụ cụ thể là:
- Được quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.
- Bên có quyền trong ký quỹ có nghĩa vụ thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền của mình.
- Ngoài ra sẽ có quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự; hoặc luật khác liên quan quy định.
4. 5 Loại hình thức ký quỹ phổ biến
OneDay đã tổng hợp 5 loại hình thức ký quỹ phổ biến: Ký quỹ bão lãnh; Ký quỹ L/C; Ký quỹ vào mục kinh doanh đa ngành nghề; Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward tại ngân hàng muốn gửi; Ký quỹ đã được phép hoạt động một số ngành nghề
4.1 Ký quỹ bảo lãnh là gì?
Ký quỹ bảo lãnh là là một hình thức ký quỹ để thực thi hợp đồng; thực hiện các dự án đầu tư liên quan tới đất đai và phổ biến nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Với hai đối tượng chính là chủ thầu và nhà đầu tư; Trong đó ngân hàng là đơn vị trung gian.
Khi đã thực hiện ký quỹ bão lãnh tổ chức tín dụng cam kết sẽ thanh toán số tiền; hoặc thực hiện cam kết tài chính nếu bên có quyền ký quỹ (bên thụ động) không thực hiện cam kết của mình.
4.2 Ký quỹ L/C là gì?
Ký quỹ L/C là một hình thức thanh toán quốc tế, dưới dạng lá đơn hoặc thư tín dụng. Do ngân hàng trung gian lập ra theo yêu cầu của 2 bên nhập – xuất khẩu. Nhằm thỏa thuận và cam kết thanh toán tiền trong giao dịch
>> Ký quỹ L/C còn có nghĩa là Letter of Credit – thư tín dụng
4.3 Ký quỹ vào mục kinh doanh đa ngành nghề
Ký quỹ vào mục kinh doanh đa ngành nghề thường được sử dụng để đảm bảo tính trung thực trong các giao dịch đa ngành nghề hoặc giao dịch đa phương. Đảm bảo chủ đầu tư cần phải đảm bảo duy trì được số tiền tối thiểu. Tránh trường hợp phá sản trong quá trình kinh doanh.
4.4 Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward tại ngân hàng muốn gửi
Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward thường liên quan đến việc đặt cọc một số tiền; để đảm bảo thực hiện các giao dịch tài chính trong tương lai. Các ngân hàng hiện nay đều có dịch vụ hối đoái có kỳ hạn.
Trong đó, hai bên mua, bán sẽ cam kết với nhau bằng một lượng ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn xác định
4.5 Ký quỹ đã được phép hoạt động một số ngành nghề
Ký quỹ để được phép kinh doanh một số ngành, nghề như lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; kinh doanh dịch vụ việc làm,…
- Hiện nay, việc ký quỹ rất cần thiết giúp cho ngân hàng hoặc đơn vị doanh nghiệp có thể đảm bảo quyền lợi; tài sản của mình không bị thất thoát trong quá trình đưa cho bên đơn vị khác sử dụng.
- Việc ký quỹ sẽ làm cho các đơn vị hợp tác có thêm trách nhiệm và hoàn thành mục tiêu đúng với kỳ hạn; và đảo đảm các phát sinh khi xảy ra sẽ được giải quyết một cách tốt hơn.
- >> Căn cứ vào từng ngành nghề mà mức gửi ký quỹ sẽ được quy định khác nhau.
>>> XEM THÊM: Tỷ Suất Lợi Nhuận Là Gì? Công Thức Tính Chuẩn Xác Nhất – OneDay
5. Trường hợp nào phải ký quỹ
- Trường hợp nào phải ký quỹ
Ký quỹ thường được áp dụng trong các trường hợp cam kết tài chính, bảo lãnh thanh toán, giao dịch quốc tế, và trong nhiều ngành nghề cụ thể.
- Khi nào thực hiện ký quỹ
Thực hiện ký quỹ thường xảy ra trước khi các cam kết tài chính hoặc giao dịch diễn ra. Bên ký quỹ sẽ đặt tiền hoặc tài sản vào ký quỹ. Và sau khi điều kiện cụ thể được đáp ứng, tiền hoặc tài sản này sẽ được giải phóng.
Tạm kết
OneDay đã tổng kết những thông tin liên quan đến ký quỹ là gì? Các thuật ngữ ký quỹ và quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ. Mong rằng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức mới. Để đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể trong quá trình ký quỹ và góp phần quan trọng vào việc giải quyết các tranh chấp không đáng có nhé.