Hiện nay ngày càng có nhiều công trình, các khu đô thị được xây dựng. Như bạn đã biết để xây dựng nên một công trình và đưa nó vào sử dụng cần tiến hành rất nhiều thủ tục hành chính. Một trong số đó có Hoàn công. Vậy Hoàn công là gì? Tại sao phải thực hiện hoàn công? Có phải trường hợp nào cũng cần thực hiện thủ tục này hay không? Quy trình thực hiện 2023 ở đây gồm những gì? Sự khác biệt giữa nghiệm thu và hoàn công là như thế nào? Tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ có trong bài viết của OneDay. Hãy đọc ngay nhé.
1. Hoàn công là gì? Hoàn công tiếng anh là gì?
Hoàn công là gì? Hoàn công trong xây dựng tức là một thủ tục hành chính được thực hiện trong hoạt động xây dựng. Thời điểm thực hiện là sau khi bên thi công đã xác nhận là hoàn thành việc xây dựng công trình có nghiệm thu và cả giấy phép xây dựng. Trong hoàn công thể hiện những sự thay đổi trong quá trình thu công. Đây được coi là điều kiện tiên quyết để được cấp sổ hồng.
Hoàn công tiếng anh là gì? Hoàn công trong tiếng anh là Completion. Bản vẽ hoàn công trong tiếng anh được dịch là As-built Drawing hoặc as Constructed Drawings. Hồ sơ hoàn công trong tiếng anh dịch là As-built Document.
Tham khảo thêm Kiot Là Gì? Có Nên Thuê Kiot Để Kinh Doanh – OneDay
2. 2 lý do cần phải hoàn công là gì?
Lý do cần phải hoàn công là gì? Dựa vào khái niệm trên ta thấy được đây là một thủ tục hành chính. Điều này chứng tỏ rằng hoàn công thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy lý do đầu tiên là để hoàn thiện tính pháp lý cho công trình xây dựng đó. Do vậy có thể nói đây là bước cuối cùng và là điều kiện để cấp phát sổ hồng.
Lý do thứ hai đó là thực hiện hoàn công nhằm thể hiện các sự thay đổi sửa đổi về đất đai, nhà ở sau thi công. Đây là một thủ tục bắt buộc. Do đó chủ nhà cần sớm thực hiện để tạo điều kiện cho các thủ tục khác sau này được thực hiện dễ dàng nhanh chóng. Cũng là để tránh gặp rắc rối trong quá trình tu sửa, làm mới hay bán chuyển nhượng.
3. Trường hợp nào cần hoàn công?
Theo quy định ở bộ Luật xây dựng năm 2014 và nghị định 59 năm 2015 thuộc NĐ-CP có nêu rõ thủ tục hoàn công là bắt buộc. Áp dụng cho các công trình xây dựng nhà ở và các loại khác ở đô thị. Ngoại trừ các công trình nhà ở riêng lẻ ở khu vực nông thôn. Trong đó chúng không thi công ở các khu vực bảo tồn, các khu di tích lịch sử thì không cần phải thực hiện hoàn công.
4. Quy trình thủ tục nhà hoàn công là gì?
Nhiều người cho rằng thủ tục hoàn công khá rườm rà và phức tạp, tuy nhiên nếu tuân theo quy trình dưới đây thì về cơ bản tiến hành sẽ khá thuận lợi.
4.1. Hồ sơ hoàn công là gì?
Hồ sơ hoàn công là gì? Hồ sơ hoàn công là những giấy tờ cần có để thực hiện hoàn công. Giấy tờ này được quy định theo thông tư số 05/2015/TT-BXD như sau:
- Giấy phép xây dựng
- Hợp đồng xây dựng giữa các bên(Nếu có)
- Báo cáo thể hiện kết quả quá trình khảo sát xây dựng
- Báo cáo thể hiện kết quả thẩm tra đi kèm với văn bản thể hiện sự thẩm định bản vẽ thiết kế công trình
- Bản vẽ thể hiện hoàn công công trình (Áp dụng khi thi công bị sai hoặc không khớp với bản vẽ đầu?
- Các báo cáo thể hiện kết quả kiểm định (Nếu có)
- Giấy tờ và hồ sơ để xác nhận về an toàn trong Phòng cháy chữa cháy. Vận hành thang máy (Nếu có)
Bên cạnh đó còn có một số giấy tờ phát sinh khác trong quá trình xin hoàn công.
Tham khảo thêm Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Mới Nhất 2022 (oneday.com.vn)
4.2. 3 bước tiến hành thủ tục hoàn công cho nhà ở
Về cơ bản thì trình tự này được thực hiện qua 3 bước chính:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tiến hành thủ tục hoàn công tại cơ quan có thẩm quyền
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và xác thực giấy tờ xem có đúng hay không?
- Bước 3: Sau khi xem xét và kiểm tra. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp xác nhận và ký kết văn bản thông báo cho bên có yêu cầu thực hiện hoàn công.
5. Đơn vị tham gia và trách nhiệm của các đơn vị đó
Đơn vị tham gia hoàn công là gì? Tức là đơn vị tham gia nghiệm thu công trình để xác nhận rằng công trình đó đã hoàn thành. Trong đó gồm 3 đơn vị dưới đây:
5.1. Chủ đầu tư
đây là đơn vị sẽ tổ chức việc nghiệm thu. Họ cũng là bên chịu trách nhiệm cho chất lượng của công trình đó. Ngoài ra họ còn đảm bảo việc ký trong các loại giấy tờ nghiệm thu. Chủ đầu tư cũng là bên liên hệ trực tiếp với bên thiết kế để thiết kế lại bản vẽ khi công trình có sự thay đổi so với ban đầu.
5.2. Đơn vị thi công
Đơn vị này trong hoàn công là gì? Họ là bên thi công xây dựng công trình. Từ những giai đoạn cơ bản ban đầu đến việc hoàn thiện công trình. Trách nhiệm của họ là đảm bảo chất lượng công trình, tham gia quá trình ký kết nghiệm thu. Thực hiện các yêu cầu đã nêu rõ có trong hợp đồng
5.3. Đơn vị phụ trách tư vấn và giám sát việc xây dựng
Đơn vị này trong hoàn công là gì? Họ có thể có hoặc không. Trách nhiệm của đơn vị này là tư vấn và kiểm tra đồng thời giám sát quá trình thi công nghiệm thu và cuối cùng là bàn giao. Họ phải đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình. Họ cũng tham gia vào quá trình kiểm tra và ký để xác nhận bản vẽ hoàn công
5.4. Đơn vị thiết kế công trình
Trách nhiệm của họ là tham gia nghiệm thu công trình. Phụ trách bản vẽ ban đầu, bản vẽ đúng thực tế trong trường hợp có sự thay đổi về công trình so với ban đầu.
6. Nghiệm thu là gì? Điểm khác biệt giữa hoàn công là gì?
Nghiệm thu là gì? Nghiệm thu là quá trình kiểm tra, kiểm định hay thu nhận chất lượng thi công sau khi quá trình xây dựng hoàn tất. Hoặc có thể hiểu đơn giản đây là một quy trình để kiểm tra xem công trình có đạt yêu cầu hay không trước khi được sử dụng. Đây là một công đoạn rất quan trọng phải được thực hiện sau khi tiến hành bàn giao công trình.
Về cơ bản thì sự khác nhau giữa hai quá trình nghiệm thu và hoàn công là gì? Nghiệm thu được thực hiện trước quá trình hoàn công. Nghiệm thu là một bước cần phải có để thực hiện được thủ tục hoàn công.
Tham khảo thêm Nghiệm Thu Là Gì? Quy Trình Nghiệm Thu Bất Động Sản – OneDay
7. Tạm kết
Trên đây là tổng hợp thông tin mới nhất về hoàn công là gì. Thủ tục để thực hiện hoàn công sẽ rất đơn giản nếu bạn nắm rõ tường tận các bước cần thực hiện. Hy vọng qua bài viết trên của OneDay bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới đồng thời hiểu sự khác nhau giữa hoàn công và nghiệm thu.