Đô thị là một khái niệm rất quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tường tận về khái niệm này. Cùng OneDay tìm hiểu về khái niệm đô thị là gì, các đặc điểm và phân loại đô thị. Ngoài ra, tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của đô thị thông minh và xây dựng đô thị theo hướng bền vững
1. Đô thị là gì
Đô thị là một trong những khu vực phát triển bậc nhất. Đây là khu vực tập trung nhiều dân cư đông đúc và là trung tâm kinh tế trọng điểm. Đô thị là nơi hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Đô thị cũng là nơi trung tâm về văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ và thương mại của cả nước.
Đô thị đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng chính đến sự phát triển về kinh tế xã hội của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Các khu đô thị có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của một đất nước.
>>> Xem thêm: Địa Chỉ Thường Trú Là Gì? Khác Gì So Với Tạm Trú – OneDay
2. Đặc điểm của đô thị – Đô thị là gì
Các điểm dân cư được xem như là đô thị thì phải đáp ứng được những yếu tố cơ bản theo các quy định tại nghị định số 72/2001/NĐ-CP như sau:
- Các nơi này phải đảm bảo mật độ dân cư tối thiểu là 4000 người
- Tỷ lệ dân cư và người lao động về phi nông nghiệp trong tổng số lao động phải đạt mức tối thiểu là 65 %
- Là một trung tâm tổng hợp và đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội của cả nước hoặc vùng lãnh thổ nhất định
- Các cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của người dân cần phải đạt mức tiêu chuẩn 70 %.
- Mật độ dân cư phải phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị
>>> Xem thêm: Villa là gì? Có nên lựa chọn Villa khi đi du lịch
3. Phân loại đô thị- Đô thị là gì
3.1 Đô thị loại I
Để trở thành đô thị loại một thì cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Là nơi trung tâm về kinh tế văn hóa chính trị khoa học kĩ thuật du lịch dịch vụ.
- Là nơi giao thoa và lưu thông trong nước và quốc tế đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ xác định.
- khu đô thị loại I phải đảm bảo quy mô dân số từ 500 nghìn người
- Tỷ lệ người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phải chuyển từ 85% trở lên trong tổng số lao động
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng một cách đồng bộ và hoàn chỉnh
- Mật độ dân số phải đảm bảo bình quân từ 12.000 người/km2
3.2 Đô thị loại II- Đô thị là gì
- Là nơi trung tâm về kinh tế văn hóa chính trị khoa học kĩ thuật du lịch dịch vụ.
- Là nơi giao thoa và lưu thông trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước. Đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội vùng liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước
- Khu đô thị loại II phải đảm bảo quy mô dân số từ 250 nghìn người
- Tỷ lệ người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phải chuyển từ 80% trở lên trong tổng số lao động
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng một cách tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh
- Mật độ dân số phải đảm bảo bình quân từ 10.000 người/km2
3.3 Đô thị loại III
- Là nơi trung tâm về kinh tế văn hóa chính trị khoa học kĩ thuật du lịch dịch vụ. Là nơi giao thoa và lưu thông trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh. Đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội vùng liên tỉnh
- Khu đô thị loại III phải đảm bảo quy mô dân số từ 100 nghìn người
- Tỷ lệ người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phải chuyển từ 75% trở lên trong tổng số lao động
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng một cách đồng bộ và hoàn chỉnh
- Mật độ dân số phải đảm bảo bình quân từ 8.000 người/km2
3.4 Đô thị loại IV- Đô thị là gì
- Là trung tâm tổng hợp về kinh tế văn hóa chính trị khoa học kĩ thuật du lịch dịch vụ.
- Là nơi giao thoa và lưu thông trong vùng tỉnh. Đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội Của tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh
- Khu đô thị loại IV phải đảm bảo quy mô dân số từ 50 nghìn người
- Tỷ lệ người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phải chuyển từ 70% trở lên trong tổng số lao động
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng một cách đồng bộ và hoàn chỉnh
- Mật độ dân số phải đảm bảo bình quân từ 6.000 người/km2
3.5 Đô thị loại V
- Là trung tâm tổng hợp về kinh tế văn hóa chính trị khoa học kĩ thuật du lịch dịch vụ.
- Là nơi giao thoa và lưu thông trong vùng tỉnh. Đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội Của một huyện hoặc một cụm xã
- Khu đô thị loại V phải đảm bảo quy mô dân số từ 4 nghìn người
- Tỷ lệ người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phải chuyển từ 65% trở lên trong tổng số lao động
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng nhưng chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh
- Mật độ dân số phải đảm bảo bình quân từ 2.000 người/km2
3.6 Đô thị đặc biệt- Đô thị là gì
- Là nơi trung tâm về kinh tế văn hóa chính trị khoa học kĩ thuật du lịch dịch vụ.
- Là nơi giao thoa và lưu thông trong nước và quốc tế đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ xác định.
- Khu đô thị loại I phải đảm bảo quy mô dân số từ 1,5 triệu người
- Tỷ lệ người lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phải chuyển từ 90% trở lên trong tổng số lao động
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng một cách đồng bộ và hoàn chỉnh nhất
- Mật độ dân số phải đảm bảo bình quân từ 15.000 người/km2
>>> Xem thêm: Downtown Là Gì? Phân Biệt Downtown Và Uptown- OneDay
4. Chức năng của đô thị- Đô thị là gì
Đô thị được xem như là một thị trường lao động. Vì đây là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của cả nước hoặc của một vùng lãnh thổ. Do đó, đô thị sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực tại đô thị sẽ được chuyên môn hóa cao hơn so với vùng nông thôn.
Bên cạnh đó đô thị cũng chính là một thị trường tiềm năng trong bị tiêu thụ. Bởi vì đô thị có mật độ dân cư rất cao. Chính vì thế nhu cầu cung cấp, trao đổi hàng hóa và tiêu dùng cũng rất cao.
Đô thị đã thực sự tạo nên một môi trường tiên tiến, sáng tạo, đổi mới và cạnh tranh. Nó giúp tạo nên sự thịnh vượng cho một đất nước và xã hội.
Quá trình đô thị hóa đã giúp tạo ra một nguồn lao động có chuyên môn cao về các ngành phi nông nghiệp. Nó hướng tới một thời kỳ đô thị hóa hiện đại hóa với một năng suất và thu nhập cao hơn cho người dân.
Tính tới thời điểm hiện tại, các hoạt động kinh tế trên cả nước cũng như thế giới tại các thành phố lớn chiếm đến 80%. Do đó, có thể nói rằng nguồn tài chính của các quốc gia phụ thuộc vào đô thị. Đô thị góp phần vào sự phát triển lâu dài và bền vững của một quốc gia và vùng lãnh thổ.
>>> Xem thêm: Coastal Là Gì? Lối Thiết Kế Đơn Giản Mà Rất Cuốn Hút -OneDay
5. Các yếu tố xây dựng đô thị phát triển bền vững tại Việt Nam
Sự phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam sẽ có những các yếu tố quan trọng sau đây:
- Lấy con người làm tiền đề của sự phát triển bền vững. Sự phát triển đô thị bền vững sẽ tạo điều kiện cho người dân có cơ hội được phát triển, được đóng góp và được hưởng các quyền lợi nhất định. Mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng để phát triển như nhau. Ngoài ra, đáp ứng đầy đủ hơn về vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội. Giúp cho xã hội được thoải mái, hạnh phúc và ấm no hơn
- Việc quản lý hành chính cần phải đảm bảo mối quan hệ thân thiện và gắn kết giữa các cơ quan và người dân
- Cần phải đảm bảo môi trường không bị thiệt hại đối với các hoạt động phát triển kinh tế của đô thị.
- Phải đảm bảo việc cân bằng giữa sự tăng trưởng về kinh tế và phát triển của xã hội.
- Chú trọng vào việc phát triển công nghệ kĩ thuật để hài hòa với cuộc sống phát triển của con người.
- Đảm bảo an ninh, trật tự và ổn định trong xã hộI
- Đảm bảo phát triển và bố trí các không gian, cơ sở hạ tầng một cách hợp lý
- Đảm bảo việc phát triển đồng nhất giữa đô thị và nông thôn
>>> Xem thêm: Terrace Là Gì? Xu Hướng Thiết Kế Mới Nhất Hiện Nay – OneDay
6. Phát triển đô thị thông minh- Đô thị là gì
Hiện nay việc phát triển đô thị thông minh đang là xu hướng toàn cầu. Nó được xem như là một bộ mặt của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Một quốc gia có phát triển hay không sẽ dựa vào việc phát triển đô thị thông minh.
Đô thị thông minh có thể hiểu đơn giản là đô thị có sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin. Và máy móc áp dụng trong các hoạt động kinh tế và cải thiện chất lượng sống của người dân. Chẳng hạn như chí tệ nhân tạo, hệ thống thông tin địa lý (GIS), Internet of Things, big data…
Không những thế, đô thị thông minh còn là một giải pháp tối ưu trong việc bảo vệ môi trường. Các công nghệ tiên tiến này sẽ được ứng dụng trong việc quản lý giao thông, quản lý năng lượng, rác thải. Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và quản lý năng lượng hiệu quả. Từ đó giúp giảm lượng khí thải ra ngoài môi trường. Nó giúp tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên và nâng cao được chất lượng cuộc sống của người dân
7. Tạm kết- Đô thị là gì
Tóm lại, đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ được khái niệm đô thị là gì. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã phân tích các chức năng đô thị. Phân loại đô thị thành 6 loại. Ngoài ra, tìm hiểu thêm về đô thị thông minh và bền vững. Theo dõi OneDay để xem các blog thú vị khác