Đất SKC Là Gì? Một Số Điều Cần Biết Về Đất SKC – OneDay

by Giang Giang
2 comments

Đất SKC là gì?

Khi xem trên bản đồ địa chính, chắc hẳn chúng ta thường thấy nhiều ký hiệu đất khác nhau. Mục đích của chúng là để phân biệt các vùng đất, trong đó có đất SKC. Vậy đất SKC là gì? Có gì giống và khác với các loại đất khác. Hãy cùng OneDay tìm hiểu sâu hơn về loại đất này qua bài viết dưới đây nhé.

Đất SKC là gì?
Đất SKC là gì?

1. Giới thiệu về đất SKC là gì?

Hiện nay, dựa theo luật đất đai năm 2013, có 3 nhóm đất gồm: đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp. Mỗi nhóm đất trên lại có những loại đất khác đi kèm với tên gọi, ký hiệu, mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ như ONT, ODT, SKC…. 

Vậy đất SKC là gì? Đất SKC là ký hiệu viết tắt của loại đất thuộc nhóm phi nông nghiệp. Nó bao gồm: đất khu công nghiệp, sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp, khai thác khoáng sản…. Do đó, không được xây dựng nhà ở sinh sống hoặc sản xuất nông nghiệp trên loại đất này.

2. Thời hạn sử dụng của đất SKC

Theo điều 125 và 126 Luật đất đai 2013 có nêu rõ về quy định thời hạn sử dụng đất SKC được chia làm 3 loại. Đó là không quá 50 năm, không quá 70 năm và cuối cùng là ổn định lâu dài :

 Cùng tìm hiểu đất SKC là gì
Cùng tìm hiểu đất SKC là gì?
  • Đất SKC trong đó thuộc quyền sở hữu của các cá nhân hoặc hộ gia đình mà không phải do nhà nước giao hay cho thuê có thời hạn. Loại này thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài.
  • Đất SKC trong đó được nhà nước giao quyền sử dụng hoặc cho thuê cho cá nhân hoặc hộ gia đình. Sử dụng làm cơ sở thương mại dịch vụ và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Thời gian sử dụng không quá 50 năm.
  • Đất SKC trong đó thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thời hạn sử dụng không quá 70 năm. 

4. Hình thức sử dụng đất SKC là gì?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013, chủ sở hữu đất SKC dưới các hình thức được liệt kê sau đây:

Hình thức sử dụng đất SKC là gì?
Hình thức sử dụng đất SKC là gì?
  • Cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức kinh tế muốn sử dụng đất SKC. Họ dựa vào hình thức Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc là nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng. Đất của cá nhân, gia đình, tổ chức kinh tế hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Họ sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Họ thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước. Thuê đất, thuê lại đất của gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân.
  • Người Việt Nam trong đó định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định trong Khoản 1 Điều 186, Luật Đất đai 2013. Họ còn được tặng cho quyền sử dụng đất, được nhận thừa kế để xây dựng mặt bằng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng loại đất SKC. Họ thông qua các hình thức thuê đất của Nhà nước. Hoặc họ thuê hoặc thuê lại đất của tổ chức kinh tế hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Một số lưu ý khi sử dụng đất SKC

Trước nay, việc sử dụng đất đai sao cho đúng với quy định pháp luật luôn là vấn đề mà mọi người quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý bạn đọc tham khảo khi sử dụng đất SKC:

5.1. Không được xây dựng nhà ở trên đất SKC

Dựa vào thông tin ở mục 1 đất SKC là gì? Chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu rõ về mục đích sử dụng của đất. Tuy nhiên nhiều người vẫn đặt câu hỏi là liệu loại đất này có được xây dựng nhà ở không?

Theo khoản 1, điều 6, luật đất đai 2013 có nêu rõ nếu người sử dụng đất có dấu hiệu không dùng đúng mục đích của đất thì sẽ bị phạtt. Trừ khi đất này được chuyển lên đất thổ cư, do đó không thể xây dựng nhà ở trên đất SKC.

Lưu ý đất SKC là gì?
Lưu ý về việc sử dụng đất SKC

5.2. Cần xin phép khi muốn chuyển đổi mục đích đất sang đất ở

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 57 của bộ luật đất đai năm 2013 thì khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải có sự cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Nếu không có quyết định mà tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luât.

Dưới đây là thủ tục xin cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất SKC sang đất nhà ở, bạn đọc có thể tham khảo để giúp tiết kiệm thời gian tìm hiểu và thực hiện nhé. Đầu tiên có 2 tiêu chí dưới đây để các Cơ quan xét duyệt quyết định đất SKC lên đất ở:

  1. Xem xét nhu cầu sử dụng đất được trình bày rõ ràng ở trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  2. Dựa vào kế hoạch hằng năm của cấp huyện về việc sử dụng đất được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 

5.3. Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC sang đất thổ cư

Sau khi nắm rõ về khái niệm đất SKC là gì. Bạn có thể tham khảo quy trình chuyển đổi mục đích đất sang đất ở dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người sử dụng đất.

Hoặc tham khảo chi tiết qua bài viết Những Điều Cần Biết Về Hồ Sơ Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Bước 3: Phòng tài nguyên và môi trường tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Phòng tài nguyên và môi trường giải quyết hồ sơ. Sau khi tiếp nhận, họ sẽ thực hiện quy trình gồm các bước dưới đây:

  • Thẩm tra hồ sơ, xác minh và thẩm định về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Trình lên HĐND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Chỉ đạo cập nhật, điều chỉnh cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ về địa chính.
  • Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Trả kết quả. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Không quá 25 ngày đối với những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn như các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo…

6. Phân biệt đất SKC với các loại đất khác

Chắc hẳn đọc tới đây bạn đã hiểu về đất SKC là gì? Nhưng làm sao để phân biệt loại đất này với những loại đất khác như đất ONT, ODT? Dưới đây là một số thông tin hữu ích bạn có thể tham khảo để tìm cho mình đáp án phù hợp nhé.

Điểm khác biệt giữa đất ODT, ONT và đất SKC là gì?
Điểm khác biệt giữa đất ODT, ONT và đất SKC là gì?

Cả 3 loại đất SKC, ONT, ODT đều là đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên mục đích sử dụng đất SKC là gì? Đó chính là nó được sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đối với ONT, đây là đất thổ cư tại nông thôn. Có thể sử dụng để xây dựng nhà ở, tuy nhiên chủ sở hữu cũng có thể sử dụng để trồng trọt, các cây lâu năm mà không bị xử phạt. Còn đất ODT là đất thổ cư tại thành thị. Mục đích là dùng để xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tổng diện tích nằm trong các khu đô thị.

7. Tạm kết

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đất SKC là gì. Hy vọng với bài viết này, OneDay sẽ giúp bạn nắm được một số quy trình quan trọng như điều kiện sở hữu đất, quy trình chuyển đổi đất SKC sang đất ở.  

You may also like

logo_Oneday_Vietnam
Tìm Kiếm Bất Động Sản Việt Nam

OneDay (Quanh Đây) là một nền tảng bất động sản với mục đích kết nối các đại lý bất động sản với khách hàng, người mua với người bán và người thuê với chủ nhà.

OneDay | Quanh Đây
Tìm kiếm bất động sản Việt Nam