Cây trầu bà thường được biết đến với ưu điểm dễ trồng và góp phần làm thanh lọc môi trường sống. Bên cạnh đó, loài cây này còn có nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy và những công dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết. Trong bài viết này, hãy cùng OneDay tìm hiểu về loài cây này nhé!
1. Trầu bà là cây gì?
Là loài cây cảnh dây leo thân mềm, trầu bà có màu xanh, lá cây hình gần giống trái tim, khá dày và mọng nước. Hoa của nó có hình dạng khá giống với lá, cuống hoa ngắn. Nhờ vào khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ thích nghi với mọi điều kiện sống, cây trầu bà được xem là biểu tượng cho sự thịnh vượng, thăng tiến trong cuộc sống.
Cây trầu bà có các tên gọi khác như hoàng kim, vạn niên thanh leo, thạch cam tử, hoàng tam điệp.
2. Cây trầu bà có mấy loại?
2.1 Cây trầu bà lá xẻ
Cây trầu bà lá xẻ hay còn được gọi là cây trầu bà chân vịt, gọi ngắn gọn là Monstera Deliciosa. Tên tiếng Anh của nó là Leaf Philodendron, thuộc họ Araceae (họ ráy).
Chiều cao trung bình của Trầu Bà Thanh Xuân là từ 70cm – 1,5m. Cây mọc thành bụi nhỏ, thân thảo mảnh khảnh, phân nhiều nhánh, màu xanh sẫm. Lá xẻ thùy sâu tựa chân vịt, bẹ lá lớn ôm thân.
Cây Trầu Bà Thanh Xuân trong phong thủy được xem là loại cây mang đến hồng phúc, tài lộc cho gia chủ. Tán lá sum xuê giúp gia chủ thịnh vượng hơn về tài chính. Vẻ đẹp quyền uy của Trầu Bà Thanh Xuân rất thích hợp với những người làm ở chức vụ cao và cầu mong sự thăng tiến.
Xem thêm: Cây Hạnh Phúc – Ý Nghĩa, Cách Chăm Và Bố Trí Nội Ngoại Thất
2.2 Cây trầu bà đế vương
Trầu bà đế vương là loài cây có tên khoa học là Philodendron, thích hợp để trang trí trong thiết kế nội thất. Đặc biệt là mang ý nghĩa may mắn về tiền tài và quyền lực cho gia đình gia chủ.
Loại trầu bà này có chiều cao từ 30cm đến 50cm. Dựa vào màu lá, trầu bà được chia thành 3 loại gồm: Trầu bà đế vương xanh, trầu bà đế vương đỏ và trầu bà đế vương vàng. Lá khá cứng cáp và màu sắc tươi tắn, toát lên sự sang trọng và quý phái. Trầu bà đế vương thích hợp trang trí để bàn làm việc để thể hiện sự uy quyền của gia chủ.
Trầu bà đế vương đỏ – OneDay
Trầu bà đế vương xanh
Trầu bà đế vương vàng
2.3 Cây trầu bà xanh
Trầu bà xanh có tên gọi khác là hoàng tam diệp, trầu bà xanh có lá màu xanh lục chủ đạo và một vài vệt trắng. Thường giống trầu bà này được trồng trong chậu đất để trang trí trên bàn, chậu treo hoặc trồng trên giàn leo để trang trí và mang đến may mắn, tài lộc.
Xem thêm: Mệnh Hỏa Hợp Cây Gì? Top 13 Cây Mang Lại Phú Quý, Tài Lộc Cho Người Mệnh Hỏa
2.4 Cây trầu bà vàng
Cây trầu bà vàng có chiều cao từ 20cm đến 30cm. Chúng có đặc điểm gần giống với trầu bà xanh nhưng lá và cuống có màu vàng. Lá của trầu bà vàng dài hơn so với cùng loài. Có thể trồng loại này trong chậu đứng cho dây leo, trồng trong chậu đất hoặc trồng thuỷ sinh.
2.5 Trầu bà hồng
Trầu bà hồng sở hữu bộ lá rất đẹp. Chúng sở hữu chiều cao trung bình khi trưởng thành khoảng 40cm. Nếu ở ngoài tự nhiên, chúng có thể cao vượt trội từ 3m đến 4m.
Trầu bà hồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ và dần du nhập vào Việt Nam gần đây. Chúng được ưa chuộng bởi lá có màu hồng bắt mắt; phiếm lá to dài thường trơn bóng không lông; hai bên mép nguyên, lá nhọn ở đỉnh tim tại gốc, dài từ 15cm đến 40cm.
2.6 Trầu bà cẩm thạch
Trầu bà cẩm thạch hay còn được gọi là cây trầu bà sữa. Đây là loại cây thuộc thân cỏ, dạng dây leo. Loại cẩm thạch này có lá hình trái tim, có những vệt loang màu trắng sữa. Là loài cây sống lâu năm nên cây trầu bà cảm thạch phù hợp làm vật trang trí thu hút tài lộc, mang lại sự thịnh vượng cho chủ sở hữu.
Khác với các loại khác, giống cây này khá khó chăm và phát triển chậm. Không thể chịu được ánh nắng trực tiếp. Loại cây này có khả năng hút khí độc từ thiết bị điện tử và loại bỏ các chất gây ung thư.
Xem thêm: Top 22+ Cây Phong Thủy Trồng Ngoài Ban Công Chịu Nắng Tốt Hút Tài Lộc – OneDay
2.8 Cây trầu bà trắng
Cây còn có tên khoa học là Syngonium podophyllum thuộc họ ráy. Nó còn có một tên gọi khác là cây tróc bạc, cây môn hợp quả. Cây này có cuống lá tróc bạc và có rãnh. Lá có hình trái tim và khi già đi có lá già dạng mũi nhọn ở đầu lá như lưỡi mác. Lúc còn non lá có màu trắng bạc nhưng khi già đi lại ngả vào màu xanh đậm.
Điểm đặc biệt là hoa của nó. Hoa có dạng một bông mo gồm một cột dài và một mo. Loại này cũng có chức năng thanh lọc không khí, loại bỏ Aldehyde formic và các khí độc hại, thích hợp để bàn làm việc cũng như phòng khách.
3. Cây trầu bà có công dụng gì?
- Dễ dàng nhân giống
Vì dễ nhân giống nên sẽ giảm chi phí mua cây.
- Lọc không khí tuyệt vời
Trồng cây trầu bà trong giúp hấp thụ formaldehyde (chất gây ô nhiễm chính trong nhà), thanh lọc không khí tuyệt vời.
- Hỗ trợ điều trị dị ứng
Có thể nói cây trầu bà rất lạnh tính, không gây bất kỳ sự kích ứng nào mà còn làm giảm các triệu chứng dị ứng. Trồng cây này ở góc làm việc rất có lợi cho sức khỏe.
- Hấp thụ tia bức xạ
Nhờ vào khả năng kích hoạt cao mà trầu bà có chức năng hấp thụ các tia bức xạ cực kỳ tốt.
- Trang trí nhà cửa
Với hình dạng vô cùng bắt mắt của lá kết hợp với màu sắc độc đáo, trầu bà đang được rất nhiều người ưa chuộng. Thích hợp dùng để treo cửa sổ hoặc để bàn làm việc.
- Tăng năng suất
Việc tương tác với thế giới tự nhiên tác động tích cực đến tâm trạng và thể chất của con người. Về bản chất, cây xanh chúng ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
4. Ý nghĩa phong thủy
Cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và cao cả. Tùy vào mỗi chức vụ, nghề nghiệp thì có mang một ý nghĩa riêng.
- Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp (giám đốc, trưởng bộ phận): họ thể hiện uy quyền và sự sang trọng của khu vực mình. Thể hiện mong muốn mạnh mẽ khẳng định bản thân, phát triển và quản lý tốt doanh nghiệp của mình.
- Đối với gia đình: Trầu tượng trưng cho tài lộc, may mắn và thịnh vượng của gia chủ. Mang lại tiền bạc, bình an và giúp chủ nhân tránh được những rắc rối trong cuộc sống.
5. Cây trầu bà hợp mệnh gì?
Theo các chuyên gia Phong thủy, Trầu Bà là loại cây rất hợp với người tuổi Ngọ. Cây sẽ giúp người tuổi này đạt được thành công về tiền bạc và sự nghiệp. Cây sẽ giúp trấn át những khuyết điểm của người này, giúp họ có thể thành công trong lộ trình sự nghiệp.
Tây trầu là hợp nhất với mệnh Mộc. Vì là những người hào phóng, tốt bụng và thường giúp đỡ người khác nên thường dễ tin người và dễ bị cảm xúc chi phối, ảnh hưởng đến các vấn đề khác. Vì vậy, một chậu cây trầu trên bàn làm việc hay trong phòng ngủ sẽ giúp hạn chế sự bất tiện này, giúp họ lý trí hơn, tỉnh táo hơn và không mắc sai lầm.
Hơn nữa, trong ngũ hành, yếu tố Hỏa cũng tương hợp với yếu tố Mộc nên những người có yếu tố Hỏa cũng rất thích hợp để trồng loại cây phong thủy này.
6. Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà
6.1 Cách trồng
- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp và khả năng thoát nước cao. Nên trộn thêm một ít phân hữu cơ hoặc xơ dừa.
- Bước 2: Chọn và cắt một nhánh trầu bà khỏe mạnh, xanh tốt; có chiều dài khoảng 10cm và có mắt chứa rễ.
- Bước 3: Cắm nhánh cây vào sâu trong đất; sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm. Hãy đặt cây ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Khoảng vài ngày sau, rễ sẽ phát triển, bám vào đất và sinh trưởng tốt.
- Bước 4: Nếu chơi thủy sinh, bạn cần chuẩn bị chậu; sau đó đổ thêm một ít nước có hòa dung dịch dinh dưỡng. Cắt một nhánh trầu bà có rễ, rửa sạch và loại bỏ những rễ thối rồi cho vào chậu. Hãy sử dụng một ít sỏi để cố định dáng cây rồi để cây tự phát triển.
6.2 Cách chăm sóc
Vì là loài ưa ẩm, nên nếu muốn trồng cây ngoài trời, bạn nên tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu trồng trong nhà, chỉ cần tưới nước 2 lần mỗi tuần là được.
Khi trồng cây trong đất, bạn cũng cần đảm bảo lượng nước vừa đủ, không tưới quá nhiều để tránh hiện tượng ngập úng; cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
Nếu trồng thủy sinh cần có lượng nước ngập 2/3 bộ rễ. Khi thấy chậu cạn nước, phải ngay lập tức đổ thêm nước vào và thay mới toàn bộ nước mỗi tuần.
Không cần sử dụng quá nhiều phân bón để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên thỉnh thoảng, hãy dùng một số loại phân bón cho lá để cây phát triển tốt hơn.
Tạm kết
Trên đây là tổng hợp các thông tin về cây trầu bà. Hi vọng bài viết vừa rồi đã giải đáp những thắc mắc của bạn về loài cây này trong phong thủy nhà ở. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về loài này, hãy liên hệ ngay với OneDay.