Bậc tam cấp không chỉ đơn thuần là một phần của kiến trúc, mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy sâu sắc trong việc tạo không gian hài hòa, thuận lợi và hút tài lộc cho ngôi nhà. Trong bài viết này, OneDay sẽ cung cấp thông tin về cách tính bậc tam cấp chuẩn phong thủy cùng những lưu ý quan trọng khi thiết kế.
1. Bậc tam cấp là gì?
2. Ý nghĩa quan trọng của bậc tam cấp trong phong thủy và xây dựng
2.1 Ý nghĩa của bậc tam cấp trong phong thủy
Theo phong thủy, bậc tam cấp có ý nghĩa là sự thăng tiến, phát triển trong cuộc sống. Bậc thềm đẹp và phù hợp không chỉ tạo điểm nhấn cho ngôi nhà mà còn có thể tạo cơ hội hút tài lộc, thúc đẩy sự thịnh vượng.
Bậc tam cấp phong thủy
- Dựa theo quy luật tam sinh, 3 bậc thềm của tam cấp tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Đây chính là 3 chủ thể đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của vạn vật, muôn loài.
- Bậc tam cấp phải đảm bảo tương xung với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Chỉ có như vậy mới đem đến cho gia chủ vận may, tài lộc và sức khỏe như mong muốn.
- Bậc tam cấp là điểm nối nhà và sân, là nơi để người dùng di chuyển mỗi ngày. Nếu xây dựng không hợp lý; vậy tức là sẽ ảnh hưởng đến những thành viên sống trong ngôi nhà đó.
- Lối đi vào nhà hanh thông sẽ mang lại vượng khí giúp gia đình gặp nhiều may mắn; thuận lợi và thành công trong cuộc sống.
2.2 Ý nghĩa của bậc tam cấp trong xây dựng nhà ở
Hiện nay, bậc tam cấp là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Chúng giúp việc di chuyển ra vào nhà dễ dàng và thuận tiện. Đồng thời, góp phần hoàn thiện và tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Số bậc tam cấp trong xây dựng và sử dụng tùy thuộc vào từng công trình, vị trí khác nhau mà khác nhau.
- Đối với nhà ở dân dụng như; nhà biệt thự đẹp thông thường thì thường sử dụng 3 hoặc 5 bậc tam cấp để xây.
- Còn lại 7 hoặc 9 bậc ít được sử dụng; thường chỉ được dùng trong các công trình đình, chùa,.. Thể hiện sự tôn nghiêm và sự chắc chắn cho công trình.
>>> XEM THÊM 8 Lưu Ý Về Hướng Cầu Thang Theo Phong Thủy Để Tránh Hao Tài – OneDay
3. Cách tính bậc tam cấp chuẩn theo phong thủy
3.1 Cách tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử chuẩn xác
Cách tính theo bậc tam cấp từ bước theo sinh – lão – bệnh – tử
- Bậc thứ nhất (Sinh): Chiều cao từ mặt đất lên bậc thứ nhất thường tương đương với khoảng 1/3 hoặc 1/4 chiều cao tổng của bậc tam cấp.
- Bậc thứ hai (Lão): Bậc này thường có chiều cao tương đương khoảng 1/3 hoặc 1/4 so với bậc thứ nhất.
- Bậc thứ ba (Bệnh): Kích thước của bậc thứ ba cần nhỏ hơn bậc thứ hai, tạo sự thuận lợi khi di chuyển lên xuống.
- Bậc thứ tư (Tử): Bậc cuối cùng có kích thước nhỏ nhất, tượng trưng cho sự kết thúc và sự điều chỉnh.
>>> Như vậy, nếu số bậc tam cấp là số lẻ thì sẽ tránh được chữ Tử. Điều này được xem là vô cùng may mắn cho gia chủ.
3.2 Cách tính bậc tam cấp theo Thiên – Địa – Nhân
Đây là cách tính bậc tam cấp chuẩn đơn giản nhất.
Theo đó, bạn đặt bậc cấp 1 cao hơn mặt sân và bậc cấp 3 thấp hơn mặt nền của nhà, bậc tam cấp nối liền giữa sân với nhà chỉ bao gồm ba bậc.
Trong đó, mỗi bậc được sắp xếp theo số lẻ như 3 – 7 – 9 tượng trưng cho ba yếu tố: Thiên – Địa – Nhân. Mà con người chính là một trong 3 yếu tố đó.
Với cách thiết kế này, bậc tam cấp sẽ mang đến cho công trình sư hài hòa về mặt phong thủy. Muốn sống hài hòa, hợp nhất với tự nhiên thì bậc thềm của mỗi công trình cũng cần phải được hòa hợp theo thuyết tam sinh đó.
4. Kích thước chuẩn bậc tam cấp
Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, thì bậc tam cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh.
Tam cấp có thể được xây 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 – 3 mặt của sảnh tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia đình là khác nhau.
4.1 Chiều cao của bậc tam cấp
Chiều cao của mỗi bậc tam cấp thường nằm trong khoảng từ 15cm đến 20cm. Chiều cao này phải phù hợp với chiều cao tổng thể của ngôi nhà và mang tính thẩm mỹ.
Ở một số công trình công cộng. Đặc biệt như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10- 12cm.
4.2 Chiều rộng của bậc tam cấp
Chiều rộng của mỗi bậc tam cấp thường nằm trong khoảng từ 20- 30cm, hoặc 40cm. Đây là khoảng rộng đủ để di chuyển một cách thuận lợi mà không cảm thấy chật chội.
Trong phong thủy không quy định cụ thể chiều rộng vì nó phụ thuộc vào bề ngang của sảnh.
5. Lưu ý quan trọng khi thiết kế bậc tam cấp
- Vật liệu bậc tam cấp cần có độ cứng và độ bền cao: Bậc được xây bằng gạch, đổ bê tông hoặc ốp bằng đá. Một số gia chủ có thể lựa chọn ốp gỗ; tuy nhiên vật liệu ốp bằng đá nguyên khối vẫn phổ biến bởi độ bên cao; đẹp và gần gũi với thiên nhiên.
- Màu sắc khi thiết kế bậc tam cấp: Màu sắc của đá ốp bậc cũng cần phù hợp với màu sắc chung của ngôi nhà; tạo sự hài hòa và thẩm mỹ.
- Thi công bậc tam cấp: Việc thi công cần phải chính xác và tỉ mỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho người sử dụng.
6. Hình ảnh bậc thềm nhà tam cấp
Tạm kết – Cách tính bậc tam cấp
Việc tính toán và thiết kế bậc tam cấp không chỉ đảm bảo tính tiện dụng mà còn tạo nên vẻ đẹp và sự hài hòa cho ngôi nhà. Tùy thiết kế xây dựng của căn nhà mà chọn cách tính bậc tam cấp theo; Thiên – địa – nhân, hoặc sinh – lão – bệnh – tử để tránh tai họa hoặc dẫn điềm xấu vào nhà. Hãy xem xét kỹ lưỡng và tìm hiểu sâu hơn về phong thủy để đảm bảo rằng bậc tam cấp của bạn mang đến may mắn và tài lộc. Theo dõi OneDay để đọc những thông tin mới nhất nhé!