Trong cuộc sống của chúng ta, khi chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc…. Cần phải có biên bản bàn giao kèm theo. Đây được coi là một trong những chứng cứ quan trọng. Để có thể dựa vào đó để giải quyết các tranh chấp xảy ra không đáng có về sau. Trong bài viết này, hãy cùng OneDay tìm hiểu về các loại biên bản bàn giao phổ biến ngày nay
1. Biên bản bàn giao được sử dụng khi nào
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta không thể tránh khỏi các vấn đề liên quan đến việc chuyển giao tài sản, hàng hóa, công việc… Do đó, để cho việc chuyển giao được diễn ra một cách thuận lợi không có sự tranh cãi, hoặc phát sinh ra những rủi ro tranh chấp không đáng có. Thì phải cần đến việc sử dụng biên bản bàn giao của các bên. Cụ thể:
Đối với việc bàn giao tài sản Sẽ diễn ra trong các trường hợp. Chẳng hạn như: bàn giao lại tài sản khi trả nhà thuê, bàn giao tài sản cho đơn vị chỉ nhà thuê,…..
Đối với việc bàn giao hàng hóa thì sẽ có các trường hợp sau: mua bán hàng hóa, giao nhận hàng hóa, ký gửi hàng hóa….
Bên cạnh đó, biên bản cũng được sử dụng trong việc bàn giao công việc. Trong trường hợp người lao động nghỉ việc, nghỉ theo chế độ, chuyển công tác hoặc nghỉ ốm… Các công việc cần phải được bàn giao lại cho người tiếp nhận
Biên bản bàn giao có nhiệm vụ như là một bằng chứng để xác thực. Để có thể căn cứ vào đó nếu như có những tranh chấp xảy ra sau này. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp đều có 2 bản và mỗi bên sẽ giữ một bản
>>> Xem Thêm: Top 9 Website Đăng Tin Bất Động Sản Miễn Phí Tốt Nhất Hiện Nay (oneday.com.vn)
2. Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao
Bàn giao có nghĩ là sự chuyển giao tài sản giữa các cá nhân với nhau. Hoặc giữa các tổ chức, doanh nghiệp hoặc giữa các cá nhân và doanh nghiệp
Biên bản bàn giao được coi như là một minh chứng để xác thực. Nếu trong quá trình làm việc, giao dịch sẽ nảy sinh ra những tranh chấp. nếu về sau không có biên bản giao dịch thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Chính vì thế, biên bản này có ý nghĩa và đóng một vai trò rất to lớn trong những trường hợp như vậy
Khi lập biên bản sẽ cần phải có chữ ký của các bên. Bao gồm bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản. Có như vậy biên bản mới thực hiện được tính pháp lý của nó. bởi khi cả hai bên xác lập thành văn bản và có chữ ký của hai bên. Thì khi đó biên bản mới có tác dụng. Và khi tranh chấp xảy ra mới có thể dễ dàng trong việc giải quyết và phân biệt được bên nào có lỗi
Chính vì thế, việc xác lập các giấy tờ và biên bản có một ý nghĩa hết sức to lớn về mặt pháp lý. Chính vì thế, trong mọi trường hợp Việc thành lập biên bản là điều rất cần thiết cho dù trong các mối quan hệ thân thiết
>>> Xem Thêm: 12 Loại Hình Bất Động Sản Năm Đáng Đầu Tư Nhất 2023|OneDay
3. Cách viết biên bản sao cho đúng
Vậy biên bản viết như thế nào cho đúng. Để có thể viết biên bản hợp lệ thì cần phải lưu ý các điều sau:
Ghi rõ ràng và chính xác các thông tin về thời gian, địa điểm bàn giao và thời điểm lập biên bản
Liệt kê đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân cần thiết của cả hai bên
Liệt kê các thông tin quan trọng về tài sản. Chẳng hạn như tên, số lượng, tình trạng thực tế, giá trị…. Đây là các thông tin cực kỳ quan trọng và cần phải được ghi chú và xác thực một cách cẩn thận
Liệt kê chi tiết về các điều kiện và trách nhiệm đối với tài sản và cam kết của hai bên. Đây sẽ là yếu tố quyết định để có thể dựa vào nếu như sau này có tranh chấp xảy ra
Phải có chữ ký Của cả hai bên giao và bên nhận. Nếu có thể hãy nên xin chữ ký của người làm chứng
>>> Xem Thêm : Giải chấp là gì? tìm hiểu về thủ tục giải chấp
4. Mẫu biên bản bàn giao tài sản
4.1 Mẫu biên bản bàn giao tài sản mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
- Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………
- Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………
III. Nội dung bàn giao
Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:
STT | Tên tài sản | Đơn vị | Số lượng | Tình trạng | Thành tiền | Chữ ký nhận |
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý..
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao Bên nhận Bên làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
4.2 Mẫu biên bản bàn giao tài sản mẫu 2
TÊN CƠ QUAN…………………………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc————— |
Số: …../BB | ……………, ngày …… tháng …..năm …… |
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Giữa …………………………(bên giao) và
………………………….(bên nhận)
Hôm nay ngày …. tháng ….. năm …. tại …………………….. đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa …………. (bên giao) và…… (bên nhận) thực hiện theo …………… của ………… ngày ……………..
I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1/ Bên giao:
Ông: ………………………………………… Chức vụ: …………………….
Ông: ………………………………………… Chức vụ: …………………….
Bà: …………………………………………….Chức vụ: ……………………
2/ Bên nhận:
Ông: ………………………………………….. Chức vụ: ……………………
Ông: ………………………………………….. Chức vụ: …………………….
Bà: ……………………………………………..Chức vụ: ……………………..
Chủ tọa: Ông ……………………………………………………………..
Thư ký: Ông ……………………………………………………………….
II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:
Bên…………….. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………………..theo biểu thống kê sau:
Bảng thống kê tài sản bàn giao
Số TT | Tên tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
Cộng |
Tổng giá trị: Bằng số ……………………………………………….
Bằng chữ ……………………………………………………………….
Kể từ ngày …………………… số tài trên do bên ……………..chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận giữ 2 bản.
CHỮ KÝ BÊN GIAO Thư ký cuộc họp |
CHỮ KÝ BÊN NHẬN Chủ tọa cuộc họp |
>>> Xem thêm: Chủ Tịch Novaland Kiến Nghị Chính Phủ Tháo Gỡ Khó Khăn – OneDay
4.3 Cách xác định giá trị của tài sản bàn giao
Tài sản bàn giao cần phải được xác định giá trị chính xác của nó đang được theo dõi trên sổ sách kế toán. Ngoài ra nó cũng phải được đánh giá lại giá trị thực tế của nó tại thời điểm và địa điểm bàn giao tài sản
Giá trị tài sản bàn giao đang theo dõi trên sổ sách kế toán sẽ được dựa vào các tài liệu kế toán hợp pháp. Và tuân theo đúng các quy định của chế độ kế toán hiện hành
Nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản
Có ba nguyên tắc được dùng để đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao. Cụ thể là:
Có căn cứ khoa học kĩ thuật
Đảm bảo được tính chặt chẽ và độ chính xác
Phù hợp với thực tiễn và dễ dàng áp dụng
Phương pháp đánh giá giá trị tài sản
Trong trường hợp những tài sản mới mua hoặc mới được lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng. Thì giá trị bàn giao của nó sẽ được dựa vào giá mua thực tế trên hóa đơn hợp lệ được dùng để thanh toán. Hoặc dựa vào giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt để bàn giao. Đối với các công trình còn đang dang dở thì sẽ dựa vào quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình
Trường hợp những tài sản đã được sử dụng lâu. Thì khi bàn giao lại phải được xác định giá trị tài sản theo đúng thời điểm được giao. Nó sẽ căn cứ vào các điều kiện về chất lượng còn lại của từng tài sản được bàn giao và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó. Tại thời điểm và địa điểm bàn giao tài sản
Thời hạn đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao
Tối đa từ 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định việc chuyển giao tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thì những cơ quan có tài sản bàn giao chủ trì phối hợp với các cơ quan tiếp nhận tài sản sẽ thành lập thành một hội đồng xác định giá trị của tài sản bàn giao.
Trong các trường hợp cần thiết thì hội đồng hoàn toàn có quyền mời các cơ quan giám định kĩ thuật của nhà nước. Trong việc xác định lại chất lượng của tài sản bàn giao. Và chi phí cho việc thuê Cơ quan thẩm định chất lượng sẽ do cơ quan nhận tài sản chi trả. Và nó sẽ được tính vào giá trị tài sản mới tăng thêm
Sau đó căn cứ vào chất lượng của tài sản bàn giao. Hội đồng xác định giá trị tài sản bàn giao sẽ lập một biên bản để định giá lại tài sản.
5. Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa
Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa thông thường sẽ có các nội dung chính sau đây:
Có thể tải mẫu biên bản bàn giao hàng hóa tại đây
6. Biên bản bàn giao công việc
Biên bản bàn giao công việc sẽ có các thông tin quan trọng sau đây:
7. Tạm kết
Như vậy, bài viết đã cho bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của biên bản bàn giao khi chuyển giao công việc, tài sản, hàng hóa…. nó được coi như là một bằng chứng xác thực và rõ ràng nhất. Để có thể xác định được ai đúng ai sai trong các tranh chấp xảy ra về sau. Chính vì thế, cần phải thật cẩn thận trong việc thành lập các biên bản bàn giao.