Cây tùng mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong phong thủy và văn hóa của các nước Á Đông. Chúng biểu tượng cho sự trường thọ, may mắn và tài lộc. Hình dáng độc đáo của chúng cũng được ứng dụng cao trong kiến trúc và nghệ thuật, tạo ra một dấu ấn đặc biệt trong cuộc sống của người dân nơi đây. Cùng OneDay khám phá ý nghĩa, công dụng và cách trồng cây này nhé!
1. Cây tùng là cây gì? Các loại tùng ở Việt Nam
Các đại gia Việt Nam ngày nay đang săn lùng ráo riết các dáng tùng độc đáo về làm cảnh cho sân vườn. Hôm nay OneDay sẽ giới thiệu đến bạn đôi nét về tùng.
1.1 Cây tùng là cây gì?
Nói đến cây tùng, người ta sẽ liên tưởng đến bậc quân tử, bởi dáng cây mọc thẳng đứng, to khỏe thô mộc. Thường chúng chỉ mọc ở vùng núi cao đầy sương gió. Vậy nên dân chơi cây cảnh bonsai rất chuộng.
1.2 Các loại tùng tại Việt Nam
Có rất nhiều loại tùng trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có 4 loại phổ biến:
Tùng la hán
Cây tùng la hán hay còn được gọi là vạn niên tùng; là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ cực kì cao; lên đến vài trăm năm. Cũng như các giống tùng khác, cây có lá xanh, thuôn dài và mọc đối xứng. Gốc cây tùng la hán khá đẹp, thích hợp để chơi cảnh. Càng lâu năm thì gốc càng to và cổ kính.
Tùng la hán được quan niệm rằng sẽ đem lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho gia chủ vì sức sống bền bỉ của chúng. Cây chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt mà vẫn giữ được trạng thái xanh tốt và tỏa bóng.
Tùng bách tán
Tùng bách tán là loại cây sống lâu năm, có nguồn gốc ở những nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như trong rừng hay ven biển. Trong phong thủy, cây tùng bách tán đại diện của lối sống ngay thẳng, ngoan cường và bất khuất. Chúng luôn mạnh mẽ vươn mình dù sống trong môi trường khó khăn, địa hình hiểm trở.
Tùng cối
Tùng cối ( Duyên tùng) là loài thân gỗ có lớp vỏ sần sùi ở thân. Tùng cối thuộc loại cây thân gỗ nhưng kích thước không cao, thân có nhựa thơm đặc trưng. Với bản tính thích nghi cực tốt trong môi trường khắc nghiệt, cây tùng cối mang ý nghĩa của sự kiên cường, bền bỉ vượt qua thử thách.
Tùng lá liễu
Cây tùng liễu là cây thân gỗ sống lâu năm chúng có thể cao đến 5-7m trong tự nhiên. Tùng liễu sở hữu trục thân chính thẳng cùng các cành nhánh đâm xiên, đâm ngang từ trục cây chính tạo nên tán tháp như cây thông noel.
Lá tùng liễu thuộc lá kim, xanh non mềm rủ mọc ra từ các nhánh cây tạo thành chùm. Qủa của nó tựa quả thông.
2. Ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy
- Tùng đại diện cho sự khí tiết và sự trường thọ bởi chúng vẫn có thể sống một cách khỏe mạnh trong điều kiện khắc nghiệt.
- Giúp xua đuổi tà ma, xua đuổi những thứ xui xẻo mang lại một cuộc sống bình yên, sung túc cho gia chủ.
- Đem lại may mắn, tài lộc cũng như mang lại vận may cho sự nghiệp, công việc cũng sẽ suôn sẻ hơn.
- Giúp xoa dịu mệt mỏi, mang đến vượng khí cho ngôi nhà
- Đặc biệt, tùng hầu như hợp hầu hết với các tuổi và tất cả các mệnh như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều thích hợp để trồng loại này.
- Xét về tuổi, người tuổi Thân là hợp để trồng cây này nhất
3. Công dụng
- Thanh lọc không khí trở nên trong lành hơn, cây giúp làm sạch bụi bẩn điều hoà nhiệt độ rất hiệu quả.
- Với những ai đang gặp stress hay bị căng thẳng, tùng xoa dịu đầu óc, giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn.
- Cây còn được nhiều người sử dụng như món quà tặng khai trương, tân gia. Tặng tùng thể hiện sự yêu quý, chân thành. Đây là món quà giá trị mang ý nghĩa cầu chúc phát tài, phát lộc và may mắn.
- Theo y học Trung Hoa, nhựa cây này già có thể tinh chế thành dược liệu quý để cứu người. Ngoài ra, chúng còn được tận dụng làm hương liệu mỹ phẩm.
4. Cách trồng và chăm sóc cây tùng
Là cây lâu năm, sống trên vùng núi cao nên cây dễ sống và hầu như không cần chăm.
4.1 Cách trồng
- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng tơi xốp
- Bước 2: Nếu trồng theo kiểu cây bonsai thì dùng xỉ than đập vụn sau đó trộn với đất vi sinh, đất thịt và chút phân NPK. Sau đó, trộn tơi rồi cho vào chậu.
Nếu trồng ngoài tự nhiên thì đào hố thật to và cho hỗn hợp như trên vào. - Bước 3: Cho cây vào luống đất rồi lắp lại. Tưới nước và chăm sóc cây.
Lưu ý: Khi đánh cây ngoài tự nhiên về trồng trong chậu thì chọn loại cây to bằng cổ tay trở xuống để dễ tạo kiểu, uốn nắn.
4.2 Cách chăm sóc
- Đất trồng: Chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh. Tiếp theo, sử dụng xơ dừa hoặc xỉ than trộn lẫn với đất để tăng độ tơi xốp.
- Nước: Nên tưới phun sương 2-3 ngày một lần. Phần gốc thì tưới đẫm nước nhưng phần lá chỉ cần phun sương.
- Ánh sáng: 1 tuần bạn mang ra hứng nắng một lần vào buổi sángsớm nếu để bên trong nhà. Cây tùng là loại cây cảnh cây ưa bóng râm, không để cây nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài.
- Nhiệt độ: Để nơi thoáng mát, tránh nơi khí nóng phả trực tiếp vào trong thời gian dài sẽ làm chết cây.
- Sâu bệnh: Vì cây tùng có cành và lá nhỏ, mật độ dày nên cần cắt tỉa cành sâu bệnh sau đó dùng thuốc bảo vệ thực vật phun đều lên cây. Đem cây ra ngoài ánh sáng để diệt trừ nấm mốc và các loại rệp.
5. TOP 10+ cây tùng dáng đẹp
Tạm kết
Vừa rồi là phần chia sẻ tất tần tật những kiến thức liên quan đến cây tùng, từ định nghĩa đến cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa của chúng trong phong thủy. Hi vọng bạn đã có một cái nhìn toàn diện về loài cây này cũng như biết cách kết hợp để mang lại hiệu quả phong thủy tối ưu. Theo dõi OneDay để liên tục cập nhật những thông tin bổ ích nhé!