Trên bản đồ địa chính, chúng ta thường hay bắt gặp những ký hiệu đất thường được sử dụng để phân biệt cho từng khu vực khác nhau, đặc biệt là ký hiệu DKV. Vậy đất DKV là gì? Có được phép xây dựng nhà ở trên đất DKV hay không? Hãy cùng OneDay tìm kiếm câu trả lời ngay ở bài viết bên dưới đây nhé!
1. Đất DKV là gì
Căn cứ vào mục đích sử dụng, tính chất đặc thù và nhu cầu của thị trường hiện nay mà đất được phân hóa thành nhiều loại hình khác nhau. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến loại hình đất đai này vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm đất DKV là gì hay ký hiệu đất DKV là gì.
Xem thêm: Đất Nền Là Gì? 4 Loại Đất Nền Mà Nhà Đầu Tư Cần Tránh
Cách đặt ký hiệu đất DKV nhằm phân loại với các mục đích sử dụng của những nhóm đất khác nhau như: đất DDT (đất có xây dựng di tích lịch sử – văn hóa); đất DDL (đất có danh lam thắng cảnh); đất DCH (đất chợ) …
2. Mục đích sử dụng đất DKV
Đất DKV thường được sử dụng với mục đích xây dựng các công trình; hoặc không có công trình để phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí công cộng như vườn hoa; bãi tắm; công viên…cho người dân.
Những công trình như rạp xiếc; rạp chiếu phim; các dịch vụ trò chơi tuy cũng được xem là nằm trong các hoạt động vui chơi giải trí nhưng mục đích sử dụng đất DKV sẽ không bao gồm các công trình này.
3. Đất DKV có thể được cấp phép xây dựng nhà ở hay không
Đất DKV có được cấp phép để xây nhà không cũng là một trong những câu hỏi phổ biến sau khi nhà đầu tư hiểu rõ được về ký hiệu đất DKV cũng như mục đích sử dụng đất DKV là gì? Cùng OneDay tìm kiếm câu trả lời ngay dưới đây bạn nhé!
Cụ thể, theo quy định tại điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 được ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, đã quy định như sau: “Đất phi nông nghiệp được sử dụng làm mặt bằng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ thương mại, sản xuất phi nông nghiệp, hoạt động đồ gồm và khai thác khoáng sản”.
Chính vì thế, đất DKV không thể được sử dụng để xây dựng nhà ở. Trong trường hợp nếu người sở hữu có nhu cầu hoặc muốn xây dựng nhà ở trên đất DKV; thì cần phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được sự chấp thuận; cho phép tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Đất Nông Nghiệp Là Gì Và Những Điều Bạn Cần Biết
3.1 Cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi
Căn cứ theo Điều 59 của Luật đất đai 2013; quy định các cấp cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng như sau:
- Đối với các tổ chức sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định.
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình sẽ được UBND cấp huyện quyết định.
3.2 Hình thức xử lý vi phạm khi xây dựng nhà ở trên đất DKV trái phép
Trong trường hợp người sở hữu cố tình xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất DKV; khi chưa nhận được sự chấp nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thì sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 và 3 tại Điều 7 của Nghị định Số 102/2014/NĐ-CP
- Xây dựng đối với diện tích đất <5ha: Nộp phạt với số tiền từ 10 – 20 triệu đồng;
- Từ 5 – 10ha: Nộp phạt với số tiền từ 20 – 30 triệu đồng;
- >10ha trở lên: Nộp phạt với số tiền từ 30 – 50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm sẽ phải khôi phục về nguyên trạng diện tích đất DKV ban đầu; và buộc phải nộp lại nguồn lợi trái phép có được từ quá trình thực hiện hành vi bất hợp pháp này.
Xem thêm: Bảng Giá Đất Tại Hồ Chí Minh Cập Nhật Mới Nhất T9/2023 – OneDay
4. Thủ tục chuyển đổi đất DKV lên đất thổ cư chi tiết
Thông thường, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư phải trải qua hai giai đoạn sau như sau:
4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định; người có nhu cầu chuyển đổi đất khu vui chơi sang đất ở, thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất như sổ đỏ, sổ hồng.
4.2 Giai đoạn 2: Quy trình làm thủ tục chuyển đổi đất DKV sang đất ở
Quy trình làm thủ tục chuyển đổi đất DKV sang đất ở sẽ phải trải qua 3 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người chủ sở hữu đất DKV có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV cần nộp hồ sơ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ đã chuẩn bị tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Bước 2: Tiếp nhận – Xử lý hồ sơ
Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ; cơ quan chức năng sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ hoàn thiện đầy đủ hồ sơ bằng văn bản trong vòng 3 ngày.
Khi đã có đầy đủ hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh thực địa và thẩm định đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư của người chủ sở hữu. Đồng thời, Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người chủ sở hữu đất thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của Pháp luật.
Sau đó, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trình lên UBND cấp có thẩm quyền; để quyết định việc có cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV lên thổ cư hay không. Cuối cùng là chỉ đạo việc bổ sung; chỉnh lý; cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 3: Trả kết quả hồ sơ
Người nộp hồ sơ và yêu cầu chuyển đổi sẽ nhận kết quả chuyển đổi; theo đúng lịch hẹn tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
5. Tạm kết – đất DKV là gì
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về đất DKV OneDay muốn chia sẻ đến quý nhà đầu tư. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, quý nhà đầu tư sẽ nắm rõ hơn về đất DKV là gì cũng như quy trình chuyển đổi đất DKV sang đất ở. Đừng quên truy cập Website của OneDay thường xuyên theo dõi những bài viết về bất động sản hữu ích nhé!