Nhà chữ L là một trong những thiết kế nội thất phổ biến và linh hoạt, giúp tối ưu hóa không gian sống và tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ. OneDay sẽ giới thiệu về phong thủy, các đặc điểm cơ bản và tham khảo các mẫu thiết kế cho nhà chữ L cực đẹp mới nhất 2023
1. Phong thủy nhà chữ L có tốt không?
Hình dáng căn nhà có liên quan đến tài lộc, may mắn và sự thịnh vượng của mỗi gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay; xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc.
Quan niệm phong thủy nhà chữ L thể hiện:
- Kiểu nhà này thuộc khuyết góc và góc cạnh. Nên trong phong thủy thường bị xem là không tốt về mặt phong thủy, không có lợi cho gia chủ về cuộc sống hôn nhân, sự sung túc hay sức khỏe.
- Nhiều ý kiến cho rằng; kiểu nhà được thiết kế hình chữ L có hình dạng chiếc dao, đặc biệt vị trí “đại hung” chính là phần lưỡi dao. Khi phần lưỡi dao này bố trí các phòng ốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những ai sinh hoạt trong căn phòng đó.
- Nếu vị trí đó là phòng ngủ của vợ chồng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hạnh phúc gia đình, vợ chồng thường xuyên cãi nhau, lục đục. Hoặc nếu là phòng của người lớn tuổi thì sẽ hay bị bệnh tật…
- Căn nhà khiến các dòng chảy năng lượng bị cản trở, mất cân bằng; ngôi nhà u ám, thiếu dương khí. Vì “khí xấu” nên nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên; nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt.
2. Kinh nghiệm xây nhà chữ L theo phong thủy
- Cách bài trí công năng với từng không gian như; phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh. Bất kỳ không gian nào cũng cần đảm bảo cửa sổ thông thoáng, nếu không có cửa sổ cần có ô cửa thông gió với hướng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Hệ thống các cửa chính, cửa sổ phải thiết kế bổ trợ cho nhau để gió và ánh sáng tự nhiên để có thể phân bố khắp các không gian nhà. Ánh sáng là nguồn năng lượng quan trọng. Tối ưu hóa việc sử dụng đèn sáng tự nhiên và nhân tạo để tạo ra không gian sống phát sáng và ấm cúng.
- Trường hợp; không có cửa sổ hoặc ô thoáng, bạn nên thiết kế thêm giếng trời hoặc khe thoáng từ trên cao hút xuống.
- Nếu nhà hướng Bắc thì nhất định phải có ít nhất một hoặc vài cửa sổ hướng Nam.
3. Cách khắc chế phong thủy nhà chữ L
Nhưng phong thủy chỉ mang tính chất đánh giá và xem xét; chứ không phải nhà chữ nào cũng mang lại những điều không may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ông cha ta có câu; “có thờ có thiêng có kiêng có lành“,
>>> Để hạn chế những điều đáng tiếc không may xảy ra, bạn có thể hóa giải cho ngôi nhà của mình bằng những cách dưới đây
- Cần xác định xem nhà khuyết góc ở phương nào, từ đó dễ dàng trong việc điều chỉnh. Một nguyên tắc chung là khi khuyết góc nào thì đặt một gương soi phẳng tường áp sát góc đó. Giúp cho ảnh của không gian trước gương được dẫn ra sau gương để bù đắp góc khuyết.
- Trồng một cây xanh hay đặt chậu hoa kích thước tương đối lớn; vào vị trí góc vuông còn lại bị khuyết thiếu. Giúp lấy lại sự cân bằng, vuông vắn cho căn nhà.
Hóa giải theo nội thất trong nhà
- Phòng khách là trung tâm của ngôi nhà, nơi giao thoa năng lượng. Bảo đảm sắp xếp nội thất gọn gàng, tiện nghi; sao cho không gian thoải mái, tránh năng lượng xấu.
- Sắp xếp tủ đứng, kệ dưới 1m hoặc sử dụng vách gỗ áp sát trần để phân chia thành hai không gian này. Việc này vẫn đảm bảo tính vuông vức cho ngôi nhà và không khí; ánh sáng được lưu thông cho nhau.
- Ngược lại; Không nên sử dụng đồ dùng quá cao hoặc những vách gỗ liền khối vì như vậy sẽ làm phản tác dụng, khiến căn nhà u ám và bí bách hơn rất nhiều.
4. Ưu, nhược điểm cần chú ý của nhà chữ L
4.1 Ưu điểm
- Tiết kiệm diện tích xây dựng, tối đa hóa diện tích đất
- Dễ phân bố các phòng, dễ tạo liên thông các phòng với nhau. Tạo thành một thể chung thống nhất cho ngôi nhà…
- Thiết kế được sân vườn cho ngôi nhà. Giúp ngôi nhà thêm mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên lại, có chỗ cho trẻ con vui chơi.
- Khi xây nhà hình chữ L sẽ phù hợp với nhiều hình dáng đất khác nhau. Cũng dễ dàng xây lên nhiều tầng
- Có nhiều hạn chế phong thủy nhưng Cách hóa giải đơn giản, không mất nhiều chi phí
4.2 Nhược điểm
- Tất cả ngôi nhà đều có chiều ngang hẹp gấp khúc do đó có thể thiếu sáng ẩm thấp
- Căn nhà có hình dáng tựa như “con dao” “lưỡi búa”. Nên khi thiết kế cần phải trồng cây hoặc làm đài phun nước ở bên ngoài. Bên trong nhà có thể bố trí những chậu cây cảnh để cân bằng sinh khí trong nhà.
>>> Xem thêm Sinh Khí Là Gì? Xác Định Hướng Sinh Khí Cầu Tài Lộc – OneDay
5. 55+ Mẫu nhà chữ L đẹp được xây nhiều nhất năm 2023
5.1 Kiểu nhà hình chữ L ngược
Tham khảo các mẫu thiết kế hợp phong thuỷ, siêu sang trọng
5.2 Mẫu nhà 2 tầng
Những thiết kế 2 tầng cực sang trọng, đang được quan tâm nhất hiện nay
5.3 Mẫu nhà 1 tầng
Mẫu nhà 1 tầng siêu thoáng mát, đầy đủ tiện nghi
5.4 Mẫu nhà hình chữ L đẹp ở nông thôn
Mẫu nhà đẹp ở nông thôn, không gian rộng lớn, gần gũi hoà hợp với thiên nhiên
5.5 Mẫu nhà cấp 4
Mẫu nhà cấp 4 cực tiết kiệm chi phí có hướng phong thuỷ tốt
Tạm Kết
Trong thế giới thiết kế nội thất đa dạng ngày nay, nhà chữ L nổi bật như một lựa chọn sáng suốt cho những ai muốn tận dụng tối đa không gian sống và tạo nên môi trường sống đẹp mắt. Với sự linh hoạt và tính thẩm mỹ. Việc xây dựng nành theo thiết kế chữ L đang làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về không gian sống. Theo dõi OneDay để đọc nhiều bài viết mới nhất nhé!