Lãi suất thả nổi là gì? Công thức tính lãi suất thả nổi? Ưu và nhược điểm của nó. Trong vay vốn nên chọn loại này hay lãi suất cố đình. Quy trình vay vốn chuẩn nhất. Đọc ngay bài viết dưới đây của OneDay để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
1. Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi hay còn được gọi là lãi suất biến đổi, không cố định. Nó thay đổi dựa theo lãi suất tham chiếu và lạm phát. Thời gian điều chỉnh lãi độ 3 tháng, 6 hoặc 12 tháng. Lãi suất thả nổi lại cao hơn so với lãi suất cố định. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác mà sẽ có sự thay đổi.
Mức điều chỉnh lãi suất và kỳ han sẽ dựa trên thỏa thuận giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng với người vay. Điều này sẽ được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng.
Ví dụ: bạn vay ngân hàng với số tiền là 200 triệu đồng trong vòng 3 năm. Trong hợp đồng vay ghi rõ mức lãi cố định là 8,5% trong năm đầu. Như vậy với 2 năm sau sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Mức lãi này có thể cao hoặc thấp hơn so với ban đầu. Tùy thuộc vào tình hình đang diễn ra của thị trường tài chính.
2. Công thức tính lãi suất thả nổi là gì?
Để tính lãi suất thả nổi, ngân hàng sẽ áp dụng một công thức đơn giản. Thông thường, lãi suất được tính dựa trên công thức sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất tham chiếu + Biên độ lãi suất
Trong đó:
- Lãi suất tham chiếu là lãi suất cố định của ngân hàng, thường do ngân hàng trung ương quyết định
- Biên độ lãi suất là một khoản được ngân hàng áp dụng để điều chỉnh lãi suất dựa trên tình hình thị trường tài chính. Được thể hiện rõ trong các điều khoản của hợp đồng.
Tham khảo thêm Vi Bằng Là Gì? Có An Toàn Khi Mua Đất Bằng Vi Bằng? – OneDay
3. Ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi là gì?
3.1. Ưu điểm của lãi suất thả nổi là gì?
- Khả năng thích ứng: Lãi suất thả nổi có khả năng thích ứng tốt với biến đổi của thị trường tài chính, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của khách hàng. Nếu lãi suất giảm thì người vay cũng sẽ được hưởng mới mức lãi thấp hơn và ngược lại.
- Lãi suất ban đầu thấp: Thường thì lãi suất thả nổi ban đầu thấp hơn lãi suất cố định, điều này hấp dẫn người vay vốn khi muốn tiết kiệm chi phí lãi suất ban đầu. Vì vậy mà chọn loại lãi này cũng rất phù hợp với người có nhu cầu vay ngắn hạn.
- Tính minh bạch: nhiều người nghĩ rằng, lãi suất thả nổi sẽ được thay đổi theo ý muốn của ngân hàng. Điều này là hoàn toàn sai. Cách tính lãi suất thả nổi là gì? Lãi được tính theo lãi suất tham chiếu và biên độ lãi suất. Điều này được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn.
3.2. Nhược điểm của lãi suất thả nổi là gì?
- Sự không ổn định: Lãi suất thả nổi có thể biến đổi theo thời gian, dẫn đến sự không ổn định trong việc dự tính chi phí lãi suất trong tương lai. Điều này có thể tạo ra rủi ro cho người vay vốn như số lãi vượt quá khả năng. Có thể gây nên nợ xấu.
- Tăng chi phí vay vốn: Nếu chỉ số cơ sở tăng cao, lãi suất thả nổi cũng sẽ tăng theo, điều này có thể làm tăng chi phí vay vốn của người vay.
Tham khảo thêm Thuế Trước Bạ Là Gì? Mức Thu Thuế Trước Bạ 2023 – OneDay
4. Các điểm phân biệt lãi suất cố định và lãi suất thả nổi là gì?
4.1. Lãi suất cố định là gì?
Sau khi hiểu lãi suất thả nổi là gì? Tiếp theo ta tìm hiểu về lãi suất cố định là gì? Lãi suất cố định là loại lãi suất mà ngân hàng thiết lập và không thay đổi trong suốt thời kỳ vay vốn được thể hiện rõ trong hợp đồng vay vốn. Điều này có nghĩa là người vay vốn trả cố định một mức lãi suất xác định từ đầu đến cuối hạn vay, dù lãi suất thị trường có biến đổi như thế nào. Nó không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài.
Công thức tính lãi suất cố định:
Lãi suất hàng tháng = số tiền cho vay x lãi suất cố định %/12 tháng
4.2. Phân biệt lãi suất cố định và lãi suất thả nổi
Sau khi hiểu khái niệm lãi suất cố định và lãi suất thả nổi là gì. Tiếp theo hãy xem một số điểm khác biệt quan trọng giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi:
Tiêu chí | Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi |
Tính ổn định | Ổn định | Biến đổi |
Tính rõ ràng | Nêu rõ trong hợp đồng | Phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên. Không rõ ràng |
Mối quan hệ với lãi suất của thị trường | Không bị ảnh hưởng | Bi ảnh hưởng |
Lãi suất giảm | Không ảnh hưởng | Có lợi cho khách hàng |
Lãi suất tăng | Không ảnh hưởng | Bất lợi cho khách hàng |
5. Có nên vay vốn ngân hàng theo lãi suất thả nổi không?
Khi quyết định vay vốn ngân hàng, việc lựa chọn giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định là một vấn đề quan trọng cần xem xét kỹ. Lãi suất thả nổi có những ưu điểm và nhược điểm riêng so với lãi suất cố định. Lãi suất thả nổi rất phù hợp với những ai muốn có mức lãi tốt, vay trong thời gian ngắn.
Khi cân nhắc vay vốn theo lãi suất thả nổi, người vay cần xem xét kỹ về khả năng tài chính và sự ổn định kinh tế của bản thân. Nếu bạn có khả năng chịu đựng rủi ro tài chính và mong muốn tận dụng lợi thế của lãi suất ban đầu thấp, lãi suất thả nổi có thể là sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn ưu tiên sự ổn định, vay lâu dài thì lãi suất cố định có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn.
Tham khảo thêm Tài Sản Gắn Liền Với Đất Là Gì? Có Được Cấp Sổ Đỏ Không? – OneDay
6. Quy trình, thủ tục giải ngân vốn vay ngân hàng
Để vay vốn ngân hàng, bạn cần tuân thủ một quy trình và thủ tục cụ thể. Dưới đây là các bước cơ bản để giải ngân vốn vay ngân hàng:
Bước 1: xác định các thông tin liên quan đến khách hàng
- Xác định mục đích vay: Xác định rõ mục đích vay vốn, số tiền cần vay và thời hạn vay.
- Thu thập hồ sơ: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết bao gồm giấy tờ cá nhân, giấy tờ liên quan đến mục đích vay và khả năng thanh toán như bảng lương, tài sản thế chấp, giấy xác nhận cư trú…
- Đánh giá khả năng tài chính: Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng tài chính của bạn để xác định khả năng trả nợ.
- Kiểm tra tín dụng: Ngân hàng sẽ kiểm tra tín dụng của bạn để đảm bảo bạn không có nợ quá mức hoặc nợ xấu.
Bước 2: Phê duyệt khoản vay
Chuyên viên ngân hàng phụ trách sẽ gửi lập báo cáo và gửi cấp trên phê duyệt. Sau đó hai bên ký hợp đồng vay vốn
Bước 3: Giải ngân vốn
Sau khi hoàn thành các thủ tục, ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay vào tài khoản của bạn.
7. Tạm kết
Ở trên, bạn đã hiểu lãi suất suất thả nổi là gì và các thông tin liên quan. Để tra cứu được thông tin lãi suất cụ thể từng ngân hàng, bạn hãy liên hệ trực tiếp hoặc xem tại các trang web của ngân hàng đó.