Rừng là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá. Nó có sự ảnh hưởng sâu sắc tới hệ sinh thái và khí hậu địa phương. Bên cạnh đó, nó cũng có sự tác động đến nền kinh tế và an ninh của một quốc gia. Trong bài viết này, hãy cùng OneDay tìm hiểu về rừng phòng hộ là gì? Vai trò và tầm quan trọng của rừng phòng hộ
1. Rừng phòng hộ là gì?
Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng với mục đích phòng hộ. Nó được dùng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sự xói mòn, chống việc sa mạc hoá. Ngoài ra, cũng góp phần hạn chế các thiên tai như ,lũ ống, sạt lỡ đất, lũ quét và điều hoà khí hậu. Từ đó, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh. Thêm vào đó, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường rừng
>>> Xem thêm: Quy Hoạch 1/500 Là Gì? Thông Tin Mới Nhất 2023 – OneDay
2. Các loại rừng phòng hộ hiện nay – Rừng phòng hộ là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017. Rừng phòng hộ sẽ được phân theo nhóm dựa theo mức độ xung yếu. Sẽ có 2 nhóm như sau:
– Nhóm 1:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn;
+ Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
+ Rừng phòng hộ biên giới;
– Nhóm 2:
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
>>> Xem thêm: Đô Thị Là Gì? Việc Phát Triển Đô Thị Bền Vững Có Quan Trọng?- OneDay
3. Tiêu chí phân loại rừng phòng hộ – Rừng phòng hộ là gì?
Dựa vào Điều 7 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP, nêu rõ về các tiêu chí của từng loại rừng phòng hộ như sau:
3.1 Rừng phòng hộ đầu nguồn – Rừng phòng hộ là gì?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 7 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Rừng phòng hộ đầu nguồn phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
– Về địa hình: có địa hình đồi, núi có độ dốc từ trên 15 độ
– Về lượng mưa: có lượng mưa trung bình hằng năm từ trên 2.000 mm hoặc từ trên 1.000 mm trong 2 – 3 tháng;
– Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Độ dày tầng đất phải dưới 70cm nếu thuộc loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng. Bên cạnh đó, độ dày tầng đất phải dưới 30cm, nếu thuộc đất thịt nhẹ hoặc trung bình.
3.2 Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Căn cứ theo khoản 2, Điều 7 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Đây là loại rừng dùng để phục vụ cho cộng đồng cư dân. Được cư dân bảo tồn và sử dụng. Nó trực tiếp cung cấp nguồn nước. Để phục vụ cho các sinh hoạt và sản xuất tại chỗ. Nó cũng gắn liền với những phong tục, tập quán và các truyền thống tốt đẹp của cộng đồng.
3.3 Rừng phòng hộ biên giới – Rừng phòng hộ là gì?
Dựa theo khoản 3, Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Rừng phòng hộ có vị trí tại những khu vực vành đai biên giới. Đây là những nơi trọng điểm về quốc phòng và an ninh. Rừng phòng hộ được thành lập dựa theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.
3.4 Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
Căn cứ theo khoản 4, Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phải đạt các tiêu chí sau:
– Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: Với những vùng bờ biển có trạng thái xói lở. Chiều rộng của đai rừng phải đảm bảo ít nhất là 300 m. Nó được tính từ đường mực nước của thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền. với những vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng đảm bảo ít nhất 200 m. Và cũng được tính từ đường mực nước của thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền
– Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này: Với những vùng cát có diện tích từ trên 100 ha trở, vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ trên 25 độ. Thì chiều rộng của đai rừng phải đảm bảo ít nhất 40 m. Còn với những vùng cát có diện tích dưới 100 ha, vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ. Chiều rộng của đai rừng phải đảm bảo ít nhất là 30 m
3.5 Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển – Rừng phòng hộ là gì?
Căn cứ vào khoản 5, Điều 7 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Loại rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển cần phải đạt các điều kiện sau đây:
– Với các vùng bờ biển bồi tụ và ổn định. Chiều rộng của đai rừng yêu cầu đạt từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
– Với các vùng bờ biển trong tình trạng bị xói lở. Chiều rộng của đai rừng yêu cầu phải ít nhất là 150 m;
– Với các vùng tại cửa sông. Chiều rộng của đai rừng phòng hộ phải đạt yêu cầu ít nhất 20 m. Được tính từ chân đê và phải có từ 3 hàng cây trở lên;
– Với những vùng đầm phá ven biển. Chiều rộng yêu cầu đạt tối thiểu của đai rừng phòng hộ là 100 m. Với những nơi không có đê thì chiều rộng phải là 250 m.
>>> Xem thêm: Officetel là gì? Top 4 Địa Chỉ Officetel Chất Lượng Tại Hà Nội – OneDay
4. Rừng phòng hộ có vai trò gì? – Rừng phòng hộ nằm ở đâu?
4.1 Rừng phòng hộ đầu nguồn
Là những loại rừng có vị trí thường nằm ở các thượng nguồn các dòng sông. Nó đóng vai trò trong việc điều tiết dòng chảy nguồn nước. Từ đó, nó hạn chế được các thiên tai như lũ quét, lũ ống, sạt lở… Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp tránh bị khô hạn và nứt nẻ vào mùa hè. Từ đó, có thể hạn chế việc xói mòn, bảo vệ đất, và hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…
4.2 Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
Loại rừng này nằm tập trung ở những vùng ven biển. Nó có tác dụng trong việc bảo vệ bờ biển khỏi bị sạt lỡ do gió và thủy triều dâng. Từ đó, hạn chế các tác động của thiên tai như bão, sóng thần… vào khu vực dân cư, khu đô thị ven biển
4.3 Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
Loại rừng này thường nằm ở cửa các dòng sông. Đây là loại rừng tự phát triển trong tự nhiên. Nó đóng vai trò chủ yếu để chắn sóng và bảo vệ các công trình ven biển. Ngoài ra, nó cũng góp phần trong việc cố định bùn cát lắng đọng. Từ đó, hình thành nên các vùng đất mới.
4.4 Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
Dãy rừng này nằm xung quanh các khu dân cư. Bao bọc các khu công nghiệp, các đô thị lớn. Nó sử dụng chính trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng để phát triển và phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
4.5 Rừng phòng hộ biên giới
Như đã nói ở trên, loại rừng này nằm ở vùng biên giới trọng điểm. Nó được sử dụng với mục đích quốc phòng , an ninh của quốc gia. Giúp bảo vệ vùng biên giới lãnh thổ và xây dựng các chiếc lược quốc phòng
>>> Xem thêm: Môi Giới Là Gì? Chỉ Bất Động Sản Mới Cần Môi Giới? – OneDay
5. Phân loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất | Rừng đặc dụng | |
Mục Đích Sử dụng | Dùng để phòng hộ, bảo tồn và quản lý giá trị sinh thái | Khai thác gỗ và dùng trong việc phát triển kinh tế | Tập trung vào việc bảo tồn và nghiên cứu sinh thái rừng |
Đa Dạng Sinh Học | Cao | Thấp do có sự tác động của con người | Cao |
Quản Lý | Thực hiện theo Quy chế quản lý rừng(khoản 2 điều 26 Luật Lâm nghiệp năm 2017) | Quy trình quản lý kỹ thuật để tối ưu hóa sản lượng gỗ và tài nguyên rừng | Thực hiện theo Quy chế quản lý rừng(khoản 2 điều 26 Luật Lâm nghiệp năm 2017) |
Phạm vi và diện tích | Diện tích nhỏ hơn rừng sản xuất nhưng lớn hơn rừng đặc dụng | Có phạm vi rộng và diện tích lớn nhất | Phạm vi và diện tích nhỏ nhất |
>>> Xem thêm: Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại – OneDay
6. Tên các rừng phòng hộ ở Việt Nam – Rừng phòng hộ là gì?
Một số khu rừng phòng hộ tại Việt Nam chẳng hạn như:
Khu rừng ngập mặn ven biển ở huyện giao thủy, tỉnh Nam định. Rừng này chủ yếu dùng để phòng chống bão (chắn gió bão);
Khu rừng trồng ở tỉnh Bình thuận dùng để phòng hộ và chống cát bay;
Rừng phòng hộ ở Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long dùng để chống sự xâm nhập mặn
Khu rừng ngập mặn ven biển của Giao Thủy – Nam Định là nơi để bảo tồn Sếu đầu đỏ – một trong những loài động vật hiếm được liệt kê vào sách đỏ
7. Tình hình rừng phòng hộ ở Việt Nam – Rừng phòng hộ là gì?
Dựa trên các Báo cáo tại Hội nghị liên quan đến việc công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng phòng hộ cả nước năm 2020. Cả nước ta đang có 216 các Ban quản lý về rừng phòng hộ. Tương ứng với tổng diện tích đất rừng phòng hộ trên cả nước là 5.905.870 ha và chiếm 34% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp.
Về những sai phạm liên quan đến rừng phòng hộ: năm 2022 thống kê được 964 vụ sai phạm, và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Về diện tích rừng mới: năm 2020, việc trồng mới rừng phòng hộ chưa được đảm bảo. Chỉ được trồng mới 4.767 ha. So với năm 2019, diện tích này chỉ khoảng 73%.
Ngoài ra, các báo cáo cũng đã nêu ra một số hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý rừng phòng hộ của nước ta. Theo đó, các tình trạng khai thác, mua bán và vận chuyển trái phép các sản phẩm về lâm nghiệp và động vật hoang dã vẫn diễn ra thường xuyên. Dẫn đến việc suy thoái về đa dạng sinh học. Thêm vào đó, là việc suy giảm chức năng phòng hộ của rừng phòng hộ khiến cho tác dụng của rừng phòng hộ không còn được hiệu quả. Bên cạnh đó tình trạng lấn chiếm rừng vẫn chưa có biện pháp để chấm dứt triệt để . Từ đó khiến cho diện tích rừng phòng hộ trở nên hạn chế.
8. Tạm kết – Rừng phòng hộ là gì?
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về rừng phòng hộ là gì? Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng với mục đích phòng hộ. Mỗi loại rừng phòng hộ sẽ có một mục đích khác nhau. Bên cạnh đó rừng phòng hộ cũng có chức năng trong việc bảo tồn hệ sinh thái