Bạn đang có ý định mở một tiệm kinh doanh nho nhỏ. Bạn đang tìm mặt bằng để thuê tuy nhiên lại hạn hẹp về kinh phí. Thì “kiot” là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn Tuy nhiên, bạn đang thắc mắc liệu rằng có nên thuê kiot để bắt đầu kinh doanh hay không. Liệu nó có những rủi ro gì hay không. Trong bài viết này OneDay sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về kiot là gì? Nên hay không nên mở kiot để kinh doanh? Từ đó sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định sáng suốt.
1. Kiot là gì?
kiot là gì? Kiot là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các quầy bán hàng có quy mô nhỏ. Thông thường kiot nằm trong các chợ hoặc trung tâm thương mại, trung tâm thương mại dịch vụ, tòa nhà cao ốc, và các trung tâm thương mại phức hợp. Những kiot có diện tích khá nhỏ. Chỉ từ từ 15 đến 80 mét vuông. Chúng được sử dụng với nhiều mục đích kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như để mở các cửa hàng, gian hàng, quầy hàng, hay cửa hiệu. Đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho những bạn mới bắt đầu kinh doanh với chi phí hạn hẹp.
>>> Đọc thêm: Đất SKC Là Gì? Một Số Điều Cần Biết Về Đất SKC – OneDay
2. Các loại kiot – Kiot là gì?
Kiot là một giải pháp kinh doanh rất phổ biến. Dựa vào địa điểm khác nhau, nó sẽ có những đặc điểm và diện tích khác nhau. Có thể chia kiot thành 3 loại chính:
2.1 Kiot là gì?- Kiot trong chợ
Đây là hình thức lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Kiot trong chợ được sử dụng với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như bán các sản phẩm tươi sống như rau, củ, quả, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh, và các sản phẩm khác. Các kiot trong chợ thường được thiết kế với diện tích khá nhỏ chỉ từ 15 đến 25 mét vuông. Các kiot sẽ được bố trí theo từng khu vực khác nhau tùy vào hình thức kinh doanh. Các kiot sẽ được ban quản lý chợ phụ trách quản lý và cho thuê
>>> Xem thêm: Top 09 Kinh Nghiệm Bán Đất Nền Hiệu Quả Nhất – Quanh Đây (OneDay)
2.2 Kiot trong trung tâm thương mại
Trung tâm thương mại là cũng là một trong những địa điểm cho thuê kiot kinh doanh. Khác với chợ bình dân, Kiot trong trung tâm thương mại được dùng để kinh doanh các sản phẩm cao cấp. Chẳng hạn như thời trang, mỹ phẩm, sản phẩm công nghệ, đồ trang sức. Hoặc các nhà hàng, thức ăn nhanh nổi tiếng. Diện tích của kiot trong khu vực này sẽ lớn hơn so với kiot trong chợ. Mỗi kiot sẽ có diện tích khoảng từ 20 đến 60 mét vuông. Do đó, tiền thuê mặt bằng cũng đắt hơn. Các kiot trong trung tâm thương mại thường sẽ được thiết kế sang trọng và đẹp mắt hơn
2.3 Kiot trong shophouse – Kiot là gì?
Shophouse là một hình thức kinh doanh dành cho các khu đô thị hoặc tòa nhà cao cấp. Kiot trong shophouse thường là các cửa hàng cao cấp và xa hoa. Nơi đây bán sản phẩm hàng hiệu như thời trang, mỹ phẩm, đồ trang sức, và các sản phẩm khác. Diện tích của các kiot tại khu vực này là lớn nhất. Nó khoảng từ 50 đến 80 mét vuông. Các kiot này được thiết kế với những kiến trúc đẹo, lạ mắt, hiện đại. Do đó, không gian mua sắm của các kiot này rất sang trọng, tiện nghi và đầy đủ tiện ích.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về nghiệm thu là gì
3. Có nên thuê kiot để bắt đầu kinh doanh hay không- Kiot là gì?
Để trả lời được câu hỏi này, thì chúng ta phải cần xem xét về những lợi ích và rủi ro của kiot trong việc kinh doanh. Do đó, có thể biết được tiềm năng kinh doanh của kiot cũng như tính toán việc thu hồi vốn sau khi đầu tư vào kiot. Kiot đem lại rất nhiều lợi ích cho những người kinh doanh. Đặc biệt là những người mới bắt đầu kinh doanh với chi phí hạn hẹp:
3.1 Vị trí thuận lợi
Kiot thường đặt ở những vị trí trung tâm như chợ, trung tâm thương mại, shophouse có nhiều người qua lại. Nó giúp người bán hàng có cơ hội thu hút nhiều tệp khách hàng hơn. Do đó, có khả năng tăng doanh thu bán hàng. Ngoài ra, Kiot còn hỗ trợ người bán tiết kiệm thời gian để đi tìm thị trường tiềm năng. Ngoài ra, nó cũng tiết kiệm chi phícho việc quảng cáo và marketing.
>>> Xem Thêm: Motel là gì? Đặc điểm của Motel
3.2 Chi phí thấp
Tất nhiên là việc thuê kiot sẽ có chi phí đầu tư thấp hơn so với việc xây cửa hàng hoặc thuê mặt bằng bên ngoài để kinh doanh. Do đó, nó cũng sẽ ít rủi ro hơn trong việc thu hồi vốn. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm về chi phí sửa chữa và nâng cấp kiot. Bởi vì đây là trách nhiệm của chủ sở hữu và nhà đầu tư. Ngoài ra, nó cũng giúp cho bạn tiết kiệm về thời gian so với việc thuê mặt bằng bên ngoài hoặc xây cửa hàng.
3.3 Thay đổi vị trí linh hoạt
Đây là một trong những thuận lợi nổi bật của Kiot. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thay đổi vị trí kiot của mình. Điều này giúp bạn tìm ra được các vị trí đắc địa để kinh doanh. Từ đó, nó giúp việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn. Từ đó, tăng khả năng mở rộng tệp khách hàng tiềm năng của mình.
>>> Xem Thêm: 12 Loại Hình Bất Động Sản Năm Đáng Đầu Tư Nhất 2023|OneDay
3.4 Tiện ích
Các kiot thường ở trong các chợ, trung tâm thương mại,… Nơi đó có đẩy đủ các tiện ích như nhà vệ sinh, khu vực ẩm thực, chỗ đỗ xe, v.v. Do đó nó đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các nhà kinh doanh. Những tiện ích này cung cấp cho khách hàng có trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn. Từ đó nó làm tăng tính tiện lợi cho các nhà kinh doanh tại các kiot.
4. Những rủi ro của kiot – Kiot là gì?
Ngoài những lợi ích trên, việc kinh doanh tại kiot cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Do đó bạn cần phải xem xét thật kĩ lưỡng trước khi quyết định thuê kiot. Dưới đây là những rủi ro thường gặp khi thuê kiot:
4.1 Không đảm bảo về vị trí
Một số kiot sẽ có những vị trí đắc địa và dễ dàng kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều kiot được đặt tại những vị trí không thuận lợi. Chẳng hạn như trong góc, bị các kiot khác tránh tầm nhìn. Do đó, Nếu bạn thuê kiot ở vị trí này thì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Điều này dẫn đến những rủi ro như hàng tồn kho, khả năng thu hồi vốn ít.
4.2 Cạnh tranh với các đối thủ
Vì kiot được đặt tại các khu kinh doanh sầm uất nhất. Do đó khi kinh doanh tại kiot, bạn sẽ gặp rủi ro về sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt với đối thủ khác trong cùng khu vực. Do đó, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết. Lồng ghép vào đó là việc cung cấp sản phẩm tốt hơn hoặc giá cả hợp lý hơn so với đối thủ cùng ngành. Tuy nhiên, nó không phải là điều dễ dàng.
4.3 Thời gian thuê kiot có thể bị giới hạn
Thời gian thuê kiot là có giới hạn. Nó thường được quy định trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn muốn gia hạn hợp đồng thuê kiot. Bắt buộc các bạn thương lượng lại với chủ kiot. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với việc các chủ kinh doanh khác thuê lại Kiot của bạn. Do đó, bạn cũng có thể phải đấu giá lại kiot của mình.
5. Tạm kết
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu được khái niệm kiot là gì, các loại kiot hiện nay. Ngoài ra, bài blog đã giúp bạn nêu ra các ưu điểm và rủi ro mà bạn phải đối mặt với việc thuê kiot. Việc thuê kiot cần phải được xem xét kỹ lưỡng và lên một kế hoạch kinh doanh hợp lý. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn đang quan tâm đến việc thuê kiot. Cùng theo dõi OneDay để xem các blog tiếp theo nhé